Hàng loạt cây trồng lâu năm (cây điều) trên núi Heo bị ken gốc. |
Trong đó, xử lý hành chính 131 vụ, chuyển điều tra hình sự 5 vụ, phạt tiền trên 320 triệu đồng và tịch thu nhiều tang vật, phương tiện khác.
Lực lượng kiểm lâm phát hiện và lập biên bản 13 vụ phá rừng, diện tích hơn 8,4 ha. Trong đó có 5 vụ phá rừng trồng, 8 vụ phá rừng tự nhiên, chủ yếu xảy ra trên địa bàn rừng phòng hộ Dầu Tiếng, VQG Lò Gò - Xa Mát và địa bàn huyện Châu Thành; 35 vụ vi phạm quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng; 15 vụ khai thác lâm sản trái pháp luật.
Đồng thời, phát hiện và lập biên bản 66 vụ mua bán, vận chuyển động vật hoang dã (ĐVHD), tăng 7 vụ so cùng kỳ.
Ngoài ra, các lực lượng bảo vệ rừng đã tháo gỡ trên 1.000 cần bẫy ĐVHD các loại, chủ yếu xảy ra trên địa bàn VQG Lò Gò – Xa Mát.
Theo đánh giá của Chi cục Kiểm lâm, tại khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng, nạn phá rừng, khai thác trộm lâm sản và những vi phạm liên quan đến rừng trồng và đất lâm nghiệp có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Chi cục Kiểm lâm đã tăng cường lực lượng hỗ trợ trong thời gian cao điểm để ổn định tình hình.
Đồng thời, Hạt kiểm lâm Tân Châu, Hạt kiểm lâm rừng phòng hộ Dầu Tiếng, Đội Kiểm lâm cơ động và phòng chống cháy rừng phối hợp với Hạt kiểm lâm Bình Long (Bình Phước) kiểm tra truy quét khu vực giáp ranh, ngăn chặn dân từ Bình Phước qua Tây Ninh phá rừng, khai thác trộm lậu lâm sản.
Trong thời gian tới, lực lượng kiểm lâm tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia bảo vệ rừng, ngăn chặn kịp thời nạn phá rừng, trộm cắp lâm sản và bẩy động vật hoang dã. Đồng thời, tích cực phối hợp điều tra, xử lý kiên quyết, kịp thời theo quy định của pháp luật các hành vi chặt nhánh, cưa gốc, khoanh, ken cây và phá rừng trái phép ở các khu rừng Văn hóa lịch sử núi Bà, Chàng Riệc, rừng Phòng hộ Dầu Tiếng và VQG Lò Gò-Xa Mát để răn đe, ngăn chặn kịp thời.
Theo BTNO