I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lý
Tây Ninh nằm trong vùng Đông Nam Bộ - Việt Nam, làm vị trí cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh - Vương quốc Campuchia và là một trong những tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Phía Tây và Bắc giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 240 km, có 3 cửa khẩu Quốc tế (Mộc Bài, Xa Mát, Tân Nam), 3 cửa khẩu chính (Kà Tum, Chàng Riệc, Phước Tân), 10 cửa khẩu phụ; phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam giáp TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Long An. Tây Ninh có các trục giao thông quan trọng như đường Xuyên Á (Quốc lộ 22), Quốc lộ 22B, ĐT.782, ĐT.785, ĐT.786... Trong tương lai, Tây Ninh sẽ đón nhận các dự án giao thông quan trọng như: Đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài, Đường cao tốc Gò Dầu - Thành phố Tây Ninh - Xa Mát, đường Hồ Chí Minh...
Với diện tích tự nhiên 4.041,25 km2, Tây Ninh có khoảng 1.178.329 người sinh sống (năm 2020), trong đó: Dân tộc Kinh chiếm 98,31%, 17 dân tộc thiểu số chiếm 1,69% (chủ yếu là dân tộc Khmer, Hoa, Chăm, Tà Mun, và một số dân tộc khác có số lượng rất ít, khoảng 0, 07%). Toàn tỉnh hiện có 9 đơn vị hành chính bao gồm: thành phố Tây Ninh, thị xã Trảng Bảng, thị xã Hòa Thành và 6 huyện: Tân Biên, Tân Châu, Châu Thành, Dương Minh Châu, Bến Cầu, Gò Dầu. Thành phố Tây Ninh là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh, cách TP. Hồ Chí Minh 100 km về phía Tây Bắc theo đường Xuyên Á (Quốc lộ 22) và Quốc lộ 22B.
Tây Ninh đang trở thành giao điểm của Trục hành lang kinh tế - đô thị quốc gia - quốc tế chạy từ phía Bắc dọc theo bờ biển Việt Nam kết nối Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, qua cửa khẩu Mộc Bài của Tây Ninh đến thủ đô Phnôm Pênh - Vương quốc Campuchia và các nước ASEAN; Trục hành lang Kinh tế quốc tế từ TP. Hồ Chí Minh chạy suốt từ phía Nam Tây Ninh qua cửa khẩu Xa Mát của Tây Ninh đến Campuchia; Trục hành lang kinh tế quốc gia, theo đường Hồ Chí Minh nối Vùng Tây Nguyên giàu khoáng sản và cây công nghiệp với Đồng bằng Sông Cửu Long giàu nông thủy sản
2. Điều kiện tự nhiên
2.1. Địa hình
Địa hình tương đối bằng phẳng, địa chất công trình đồng đều có tính cơ lý của đất tốt. Khi xây dựng nền móng ít tốn kém, rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ và kết cấu hạ tầng.
2.2. Khí hậu
Khí hậu tương đối ôn hòa, ít bị ảnh hưởng của bão, lũ, không có động đất, sóng thần và những yếu tố bất lợi khác nên rất thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng, đặc biệt là các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, dược liệu và chăn nuôi gia súc, gia cầm trên quy mô lớn.
II. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1. Tài nguyên đất
Tây Ninh có 4 nhóm đất chính: đất xám, đất phèn, đất phù sa và đất đỏ vàng
- Nhóm đất xám (gồm 6 loại) có diện tích 339.833 ha, chiếm khoảng 84,37% diện tích tự nhiên và phân bố trên toàn tỉnh. Loại đất này có thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, phù hợp với nhiều loại cây trồng.
- Nhóm đất phèn (gồm 3 loại) với tổng diện tích 25.359 ha, chiếm 6,3% diện tích tự nhiên, chủ yếu phân bố ở các huyện Châu Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng.
- Nhóm đất đỏ vàng (3 loại) chiếm tỷ trọng không lớn, khoảng 1,6% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở huyện Tân Biên, Tân Châu. Loại đất này có thể sử dụng để phát triển lâm nghiệp.
- Nhóm đất phù sa (2 loại) chiếm 0,44% diện tích tự nhiên, hình thành do bồi tích của các con sông nên thích hợp trồng các loại lúa nước và rau màu.
- Về mục đích sử dụng đất:
+ Diện tích đất nông nghiệp: 346.378,6 ha;
+ Diện tích đất phi nông nghiệp: 57.040,9 ha;
+ Diện tích đất chưa sử dụng (gồm: Đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây): 705,8 ha.
2. Địa hình
Địa hình tương đối bằng phẳng, địa chất công trình đồng đều có tính cơ lý của đất tốt. Khi xây dựng nền móng ít tốn kém, rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ và kết cấu hạ tầng.
3. Khí hậu
Khí hậu tương đối ôn hòa, ít bị ảnh hưởng của bão, lũ, không có động đất, sóng thần và những yếu tố bất lợi khác nên rất thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng, đặc biệt là các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, dược liệu và chăn nuôi gia súc, gia cầm trên quy mô lớn.
4. Nước mặt: Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, nước mặt chủ yếu từ hệ thống sông, suối, kênh rạch và hồ Dầu Tiếng Tây Ninh.
- Tây Ninh có địa hình trải dài theo hướng Bắc Nam có hai hệ thống sông chính là: sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn.
- Các sông suối nhỏ bắt nguồn trong phạm vi tỉnh có đặc điểm: Mùa mưa, mực nước trong sông suối dâng nhanh, chúng đóng vai trò cấp nước cho nước dưới đất. Mùa khô trở thành miền thoát cục bộ. Các sông suối nhỏ duy trì được dòng chảy quanh năm là do sự điều tiết nước ngầm.
Do đó, trữ lượng nước mặt ở Tây Ninh rất lớn có khả năng cung cấp cho tưới tiêu, lưu thông vận chuyển hàng hoá bằng đường thủy và đây cũng là thế mạnh để phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh.
4.1. Nước dưới đất: tồn tại chủ yếu dưới hai dạng chính: dạng lỗ hổng trong các trầm tích Kainozoi và dạng khe nứt trong các thành tạo đá trước Kainozoi và thành tạo phun trào bazan Kainozoi.
- Nước trong lỗ hổng: tồn tại trong các trầm tích bở rời Kainozoi. Chúng có diện tích phân bố rộng rãi, chiếm phần lớn diện tích vùng. Các trầm tích chỉ bị gián đoạn bởi các khối núi sót ở núi Bà Đen, Trại Bí và một phần phía Đông Bắc. Bề dày trung bình 100 - 150 m. Bề dày tăng dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, lớn nhất đạt tới 300 - 320 m.
- Nước khe nứt: nước trong các thành tạo đá Mezozoi, và phun trào bazan Kainozoi, phân bố ở phía Bắc, Đông Bắc, phần còn lại Nam và Tây Nam bị phủ bởi trầm tích Kanozoi dày. Do mức độ nứt nẻ kém, lại bị lấp nhét nên dạng tồn tại này nhìn chung nghèo nước, không có ý nghĩa cung cấp nước.
Vì vậy, nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có diện phân bố rộng rãi chỉ bị gián đoạn bởi các khối núi còn sót lại ở Bà Đen, Trại Bí và một phần phía Đông Bắc. Nhìn chung, lượng nước ngầm khá dồi dào, đặc biệt vào mùa khô mực nước ngầm vẫn đảm bảo, chất lượng tốt cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
3. Tài nguyên khoáng sản
3.1. Than bùn
Toàn tỉnh có 8 vùng vào quy hoạch thăm dò khai thác than bùn với tổng diện tích 529,98 ha, phân bố chủ yếu hai bên bờ sông Vàm Cỏ Đông. Trữ lượng than bùn được quy hoạch đến 2020: 3.912.580 m3.
3.2. Sét gạch ngói
Toàn tỉnh có 13 vùng quy hoạch thăm dò khai thác sét gạch ngói với tổng diện tích quy hoạch là 346 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Tân Châu, Tân Biên, Châu Thành, Bến Cầu, Dương Minh Châu. Trữ lượng sét gạch ngói được quy hoạch đến 2020: 12.424.871 m3.
3.3. Đá xây dựng
Có các điểm quy hoạch đá xây dựng tại: Lộc Trung (12,69 ha), Mỏ Công (30 ha) và Đồi 95 (77,5 ha) với tổng trữ lượng hơn 15 triệu m3.
3.4. Cát xây dựng
Gồm các điểm cát dựng dọc sông Vàm Cỏ Đông, sông Sài Gòn, lòng hồ Dầu Tiếng và từ các nhánh suối đổ vào hồ Dầu Tiếng. Ngoài ra còn có các mỏ cát Lộc Trung (huyện Dương Minh Châu) được đưa vào quy hoạch dự trữ sau năm 2020. Trữ lượng cát xây dựng được quy hoạch đến 2020: 20.280.083 m3.
3.5. Vật liệu san lấp (đất san lấp)
Khoáng sản vật liệu san lấp (sỏi phún, đất san lấp) được quy hoạch rải đều các huyện trong tỉnh và khai thác sử dụng nhiều nhất góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trữ lượng vật liệu san lấp được quy hoạch đến 2020: 87.097.002 m3.
3.6 Đá vôi
Tây Ninh có trữ lượng đá vôi rất dồi dào, chất lượng tốt để sản xuất xi măng mà nhiều tỉnh, thành trong khu vực không có, cụ thể:
+ Đá vôi xi măng: 3 mỏ, trữ lượng B + C1 + C2: 69,36 triệu tấn; tài nguyên P: 121,77 triệu tấn (tính đến cốt trừ - 50 m dự báo 805.632 triệu tấn).
+ Đất sét xi măng: 5 mỏ, trữ lượng B + C1 +C2: 16,5 triệu tấn; P: 67,13 triệu tấn.
+ Phụ gia xi măng: 6 mỏ, tài nguyên dự báo 24,6 triệu tấn.
+ Cao lanh: 10 mỏ, tài nguyên dự báo 20,43 triệu tấn.
Một phần trữ lượng đá vôi trên được Nhà máy Xi măng Tây Ninh khai thác, sản xuất các sản phẩm: Xi măng Fico đa dụng PCB40, PCB50... cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang các nước trong khu vực.
Chỉ tiêu |
Năm 2016 |
Tổng GRDP |
45.123 tỷ VND |
Tốc độ tăng trưởng |
7,6 % |
Tổng thu ngân sách |
7.144 tỷ VND |
Thu nhập bình quân |
2.373 USD/người |
Kim ngạch xuất khẩu |
3.327 triệu USD |
Kim ngạch nhập khẩu |
2.224 triệu USD |
Tổng dự án đầu tư |
669 dự án |
- Đầu tư nước ngoài |
254 dự án, vốn đăng ký 4.157 triệu USD |
- Đầu tư trong nước |
415 dự án, vốn đăng ký 43.058 tỷ đồng |
IV. CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT - DỊCH VỤ
1. Mạng lưới giao thông
Với mục tiêu là huy động tối đa nguồn vốn đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông; tạo sự chuyển biến tích cực trong đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chủ yếu; đầu tư có trọng điểm, trọng tâm cho phát triển kinh tế xã hội. Đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông, xác định giao thông là một trong những động lực, khâu đột phá thúc đẩy kinh tế phát triển; hoàn chỉnh giao thông đối nội; phát triển hệ thống giao thông đối ngoại, chú ý các tuyến đường đấu nối với các tỉnh, thành phố trong vùng và các tỉnh thuộc Vương quốc Campuchia.
1.1. Đường bộ: toàn tỉnh có 8.186,6 km
Các tuyến liên kết vùng gồm có:
- Đường Xuyên Á (Quốc lộ 22): từ ngã tư An Sương đến cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài, dài 59 km, đoạn qua tỉnh Tây Ninh dài 28 km với quy mô đường cấp II. Đây là tuyến chính và là tuyến ngắn nhất kết nối trực tiếp thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với Campuchia qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, rất thuận lợi cho vận tải hàng hóa xuất, nhập khẩu. Tuyến đang được UBND thành phố Hồ Chí Minh kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) với quy mô: Đoạn từ Suối Sâu đến ngã ba giao giữa QL.22 với đường ĐT.782, dài 7 km được nâng cấp mở rộng 08 làn xe; đoạn còn lại được tăng cường kết cấu mặt đường để đảm bảo năng lực thông hành.
- Quốc lộ 22B: Từ Gò Dầu đến cửa khẩu quốc tế Xa Mát dài 84 km, quy mô đường cấp III. Đây là trục chính của tỉnh từ Bắc xuống Nam, kết nối trực tiếp TP. Hồ Chí Minh với Campuchia qua cửa khẩu Xa Mát và Chàng Riệc, rất thuận lợi trong việc giao thương hàng hóa.
- Các tuyến ĐT 782 - ĐT 784 - ĐT 785 chạy song song với QL. 22B và là trục chính nối TP. Hồ Chí Minh với Tây Ninh, đi qua các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu, Dương Minh Châu, Thành phố Tây Ninh và Tân Châu; Đồng thời, đi qua Khu công nghiệp (KCN) dịch vụ đô thị Phước Đông Bời Lời, Khu công nghiệp Chà Là, các cụm công nghiệp, nhà máy xi măng Fico Tây Ninh và các điểm du lịch (núi Bà Đen, hồ Dầu Tiếng, Tòa Thánh Tây Ninh); đồng thời kết nối với cửa khẩu Chàng Riệc, Vạc Sa, Kà Tum. Tuyến đã được đầu tư nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp II - III, mặt đường thảm bê tông nhựa, rất thuận lợi cho giao thông. Tuyến sẽ được tăng cường kết cấu mặt đường và mở rộng một số đoạn trong giai đoạn 2017 - 2020.
- Các trục ngang tỉnh: ĐT 787, đường Trà Võ - Đất Sét, đường Đất Sét - Bến Củi, ĐT 786, ĐT 781, ĐT 795, đường Bourbon, ĐT 788, đường Thiện Ngôn - Tân Hiệp, đường ĐT 794 kết nối trực tiếp với các trục dọc của tỉnh (đường Xuyên Á, Quốc lộ 22B, ĐT 782, ĐT 784, ĐT 785, ĐT 793). Đây là các tuyến kết nối Tây Ninh với các tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Long An; đồng thời kết nối trung tâm các huyện với nhau, kết nối vùng nguyên liệu về nhà máy, tạo mạng lưới đường bộ liên hoàn và thông suốt. Tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III - IV. Các tuyến đường này đã được quy hoạch và tỉnh Tây Ninh có kế hoạch đầu tư trong giai đoạn 2017 - 2020 bằng nhiều hình thức đầu tư: ngân sách nhà nước, đầu tư theo hình thức PPP.
* Định hướng phát triển:
- Tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài từ đường Vành Đai 3 của TP. Hồ Chí Minh đến cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, dài 55 km. Bộ Giao thông Vận tải sẽ khởi công trước năm 2020
- Tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Gò Dầu - Xa Mát kết nối trực tiếp tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài tại Gò Dầu đã được Bộ GTVT đồng ý bổ sung vào Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 để làm cơ sở đầu tư.
- Đường Hồ Chí Minh đã được Bộ GTVT đầu tư hoàn chỉnh giai đoạn 1 trước năm 2020, trong đó nút giao liên thông với đường Xuyên Á đang được đầu tư và hoàn thành trong năm 2018. Tuyến sẽ kết nối Tây Ninh với Bình Dương, Bình Phước, các tỉnh Tây Nguyên, tỉnh Long An và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
1.2. Đường thủy
Tây Ninh có 617 km sông, kênh, rạch chảy trên địa bàn tỉnh và hồ Dầu Tiếng rộng 27.000 ha diện tích nước mặt, chứa hơn 1,5 tỷ m3 nước. Trong tương lai, giao thông đường thủy nội địa tỉnh Tây Ninh sẽ bao gồm:
- Sông Vàm Cỏ Đông: Ở phía Tây Nam tỉnh Tây Ninh, bắt nguồn từ Campuchia chảy qua địa phận hai tỉnh Tây Ninh và Long An, từ phía Bắc xuống phía Nam hợp với sông Vàm Cỏ Tây thành sông Vàm Cỏ rồi đổ ra biển, đoạn qua tỉnh dài 105 km. Quy hoạch có tuyến đường thủy nội địa Sài Gòn - Bến Kéo (từ ngã ba Kênh Tẻ đến cảng Bến Kéo) dài 142,9 km, đạt tiêu chuẩn cấp III. Nối tỉnh Tây Ninh với các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phục vụ chính cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy nội địa của địa phương. Trên tuyến quy hoạch 13 cảng, trong đó:
+ Có 04 cảng đang khai thác, bao gồm: cảng Bến Kéo, cảng Thanh Phước (cảng hàng hóa), cảng xăng dầu LPG, cảng xi măng Fico (cảng chuyên dùng). Các cảng này có khả năng tiếp nhận phương tiện từ 1.000 tấn đến 2.000 tấn. Trong đó, cảng Thanh Phước là cảng container.
+ 02 cảng có nhà đầu tư: cảng hàng hóa Bourbon An Hòa (Thành Thành Công), cảng khu công nghiệp Đại An - Sài Gòn
+ 07 cảng đang kêu gọi đầu tư, bao gồm: cảng hàng hóa Tiên Thuận, Gò Dầu, Fico Thạnh Đức, Đìa Xù, Tri Việt; cảng chuyên dùng (xăng dầu): Trí Bình, Gò Dầu.
- Sông Sài Gòn: Bắt nguồn từ Tống Lê Chân đến TP. Hồ Chí Minh dài 101 km. Đoạn có thể khai thác vận tải bằng đường thủy nội địa từ ấp Lộc Thuận đến ranh giới huyện Củ Chi dài 3 km, với phương tiện 500 tấn; quy hoạch có 2 cảng hàng hóa Lộc Thuận, Bùng Binh. - Ngoài ra còn có rạch Trảng Bàng, rạch Tây Ninh, rạch Bảo, rạch Bến Đá đạt tiêu chuẩn đường thủy nội địa cấp IV, V, VI.
* Định hướng phát triển:
- Công bố các tuyến đường thủy nội địa đã được quy hoạch, trong đó: năm 2017 sẽ công bố tuyến đường thủy nội địa sông Vàm Cỏ Đông đoạn từ cảng Bến Kéo đến Vàm Trảng Trâu.
- Đã đề nghị Bộ GTVT, Cục Hàng hải Việt Nam đưa vào Quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh 3 cảng cạn, gồm:
+ Cảng cạn Thanh Phước: tại xã Thanh Phước, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh; diện tích đến năm 2020 là 20 ha, đến năm 2030 là 30 ha; công suất đến năm 2020 khoảng 200.000 TEU/năm, đến năm 2030 khoảng 300.000 TEU/năm. Giai đoạn đầu tư: 2016 - 2020.
+ Cảng cạn ICD Mộc Bài: xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh; diện tích: 18,5 ha. Giai đoạn đầu tư: 2016 - 2020.
+ Cảng cạn ICD Thành Thành Công: xã An Hòa, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh; diện tích: 30 ha. Giai đoạn đầu tư: sau năm 2020.>
- Nâng cấp 4 cảng thủy nội địa hiện hữu, xây dựng mới 2 cảng thủy nội địa (Bourbon An Hòa, Đại An - Sài Gòn) và kêu gọi đầu tư các cảng đã được quy hoạch.
1.3. Đường sắt
Để đáp ứng nhu cầu vận tải, đa dạng hóa các phương thức vận tải, Bộ Giao thông Vận tải đã quy hoạch tuyến đường sắt TP. Hồ Chí Minh - Tây Ninh (từ Tân Chánh Hiệp đến Trảng Bàng) kéo dài đến Mộc Bài và Xa Mát.
2. Cung cấp nước
2.1. Hệ thống thủy lợi
Với công trình thủy lợi lớn nhất nước - Hồ Dầu Tiếng có diện tích mặt nước 27.000 ha, dung tích 1,5 tỷ m3 cùng hệ thống kênh thủy lợi dài 2.062,12 km (trong đó kênh tưới 1.576 tuyến, dài 1.475,3 km; kênh tiêu 271 tuyến, dài 586,82 km); kiên cố hóa 942,33 km. Năng lực tưới của hệ thống thủy lợi cho sản xuất, chế biến công nghiệp đạt 142.456 ha/năm; vùng tưới triều khu vực ven sông Vàm Cỏ Đông với diện tích tưới là 16.640 ha/vụ; diện tích tưới tiên tiến, tiết kiệm là 34.971 ha; cấp nước công nghiệp khoảng 4,9 triệu m3 đáp ứng cơ bản yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, nguồn nước hồ Dầu Tiếng còn đáp ứng nhu cầu sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nước sinh hoạt của Tây Ninh, TP. Hồ Chí Minh và Long An.
Hệ thống thủy lợi đã có tác động tích cực đến sản xuất nông nghiệp của Tây Ninh và các tỉnh trong vùng, tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tăng năng suất cây trồng.
Tây Ninh đang tiến hành kiên cố hóa hệ thống kênh mương để đảm bảo năng lực tưới tiêu, kết hợp với phát triển hệ thống kênh nội đồng, nhằm tận dụng tối đa công năng của hệ thống thủy lợi hồ Dầu Tiếng.
2.2. Hệ thống nước mặt
Tây Ninh có hai hệ thống sông chính là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông.
- Sông Sài Gòn: Được hợp thành từ hai nhánh
Sài Gòn và Sanh Đôi, bắt nguồn từ các vùng đồi ở Lộc Ninh và ven biên giới Việt Nam - Campuchia, với độ cao khoảng 100 - 150 m. Sông Sài Gòn ít gấp khúc, mang sắc thái của sông vùng ảnh hưởng triều do độ dốc nhỏ (0,0013). Sông có diện tích lưu vực 4.934,46 km2, chiều dài 280 km.
- Sông Vàm Cỏ Đông: Có diện tích lưu vực 6.155,49 km2, chiều dài 283 km. Nằm ở phía Tây của tỉnh, hướng dòng chảy từ Bắc xuống Nam, chiều dài chảy qua vùng thăm dò khoảng 20 km. Sông có nước quanh năm, lưu lượng dòng chảy trung bình lớn nhất trong năm đạt 290,6 m3/s (tháng 10), lưu lượng dòng chảy trung bình nhỏ nhất trong năm 14,5 m3/s.
2.3. Hệ thống cấp nước
Hiện nay có 6/9 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh có hệ thống cấp nước đô thị (các huyện Tân Châu, Tân Biên, Dương Minh Châu chưa có hệ thống cấp nước đô thị), năng lực cấp nước của đơn vị là 28.000 m3/ngày đêm, trong đó nhà máy nước mặt công suất 18.000 m3/ngày đêm, phục vụ cấp nước cho thành phố Tây Ninh, thị trấn Hòa Thành, thị trấn Châu Thành.
Thời gian tới, các tuyến ống phân phối nước sạch sẽ cung cấp tận hẻm từng Khu dân cư trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; Đồng thời, sẽ thực hiện việc cấp nước sạch cho 3 huyện Tân Châu, Tân Biên và Dương Minh Châu trong năm 2017.
3. Cung cấp điện
3.1. Quy mô lưới điện cao áp
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện có hơn 45 km đường dây 220 kV, với 2 trạm biến áp (TBA) 220 kV (gồm TBA 220 kV - 2x250 MVA Trảng Bàng và TBA 220 kV - 250 MVA Tây Ninh); hơn 220 km đường dây 110 kV và 10 TBA 110 kV với tổng công suất là 772 MVA với phạm vi cấp điện như sau:
Thứ tự |
Trạm 110 kV |
Phạm vi cấp điện |
1 |
Trảng Bàng |
Huyện Trảng Bàng, một phần huyện Gò Dầu |
2 |
KCN Trảng Bàng |
KCN Trảng Bàng Khu công nghiệp (KCN) Trảng Bàng |
3 |
Phước Đức |
KCN Phước Đông |
4 |
Phước Đông |
KCN Phước Đông |
5 |
Thanh Đức |
Huyện Gò Dầu |
6 |
Bến Cầu |
Huyện Bến Cầu. |
7 |
Tây Ninh |
TP. Tây Ninh, huyện Hòa Thành |
8 |
Suối Dộp |
Huyện Châu Thành |
9 |
Tân Biên |
Huyện Tân Biên |
10 |
Tân Hưng |
Huyện Tân Châu |
Việc nâng cấp, xây dựng mới đường dây và TBA 220 kV và 110 kV đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong thời gian tới.
3.2. Quy mô lưới điện trung hạ áp
- Công ty Điện lực Tây Ninh đang quản lý khối lượng đường dây trung, hạ áp và trạm biến áp như sau:
+ Khối lượng đường dây trung áp: 2.629 km.
+ Khối lượng đường dây hạ áp: 4.524 km.
+Khối lượng trạm biến áp: 8.016 trạm; dung lượng: 988,88 MVA.
- Trong giai đoạn 2010 - 2015, Công ty Điện lực Tây Ninh đầu tư để cải tạo nâng cấp lưới điện với tổng mức đầu tư là 289,19 tỷ đồng, với khối lượng 386,44 km đường dây trung áp; 1.342,41 km đường dây hạ áp và 96 trạm biến áp với tổng dung lượng là 14.500 kVA.
3.3. Phạm vi cấp điện và sản lượng điện thương phẩm
- Cấp điện cho toàn tỉnh Tây Ninh, bao gồm thắp sáng sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu Công nghiệp và nước bạn Campuchia qua 5 cửa khẩu: Mộc Bài (Bến Cầu), Tân Phú, Xa Mát, Chàng Riệc (Tân Biên) và Vạc Sa (Tân Châu). - Sản lượng điện thương phẩm năm 2015 toàn Công ty thực hiện là 2.560,2 triệu kWh, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2014 (2.064,8 triệu kWh).
3.4. Tỷ lệ hộ dân có điện
Tính đến 31/7/2016, toàn tỉnh Tây Ninh có 95/95 xã, phường, thị trấn có điện đạt tỷ lệ 100%, số hộ có điện là 292.506 hộ/293.826 hộ, đạt tỷ lệ 99,55%. Trong đó số hộ nông thôn có điện là 239.236 hộ, đạt tỷ lệ 99,45%; số hộ thị trấn, thành phố có điện là 53.270 hộ, đạt tỷ lệ 100%.
3.5. Bảng giá điện
Công ty Điện lực Tây Ninh áp dụng giá bán điện theo Quyết định số 2256/QĐ-BCT ngày 12/3/2015 của Bộ Công Thương về việc ban hành Quyết định Quy định về giá bán điện (Đính kèm bảng giá điện theo Quyết định số 2256/QĐ-BCT).
4. Giáo dục - Đào tạo nguồn nhân lực
Cơ sở vật chất ngành giáo dục tỉnh Tây Ninh được đầu tư khang trang, hiện đại. Đến cuối năm 2016, 1/4 số xã, phường, thị trấn trong tỉnh đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục trung học phổ thông (hiện có 24/95 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học); 1/5 số đơn vị trường học đạt chuẩn quốc gia. Chất lượng nguồn nhân lực và trình độ dân trí của tỉnh không ngừng được nâng lên; 99,7% người dân trong độ tuổi từ 15 - 35 tuổi, 97,4% người trong độ tuổi 36 - 60 tuổi biết chữ; tỷ lệ lao động qua đào tạo và dạy nghề chiếm khoảng 60%.
5. Bưu chính - Viễn thông
Mạng lưới Bưu chính - Viễn thông của tỉnh Tây Ninh đã được đầu tư hiện đại hóa, đảm bảo thông tin liên lạc trong nước và quốc tế luôn được thông suốt, đảm bảo cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông đa dạng và độ tin cậy cao. Dịch vụ bưu chính viễn thông không những phát triển mạnh tại các trung tâm, khu dân cư mà còn đến được vùng sâu vùng xa, biên giới trên địa bàn tỉnh. Các điểm phục vụ bưu chính, sóng điện thoại di động, dịch vụ internet băng rộng cố định và băng rộng di động và cả dịch vụ điện thoại di động vệ tinh đã phủ hết 100% các xã, phường thị trấn, phục vụ đầy đủ, kịp thời cho mọi nhu cầu sinh hoạt, hoạt động kinh doanh sản xuất cũng như các hoạt động kinh tế, xã hội..
6. Y tế
Năm 2016, toàn tỉnh có 115 cơ sở bệnh viện, trạm xá với hơn 2.400 giường bệnh (có 2 bệnh viện tư nhân) và 673 bác sĩ. Mục tiêu phát triển đến năm 2020, ngành y tế Tây Ninh phấn đấu nâng số giường bệnh lên hơn 3.000 giường, tăng số bác sĩ lên gần 800 người (đạt 7 bác sĩ/vạn dân), 100% xã, phường, thị trấn đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020.
7. Ngân hàng
Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện có 20 chi nhánh ngân hàng. Trong đó, 19 chi nhánh Ngân hàng thương mại, 01 chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội và 18 Quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động với 93 điểm giao dịch trên toàn địa bàn. Các chi nhánh Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh là những Ngân hàng hoạt động đa năng, đa lĩnh vực. Ngoài các dịch vụ truyền thống như huy động vốn, cho vay, tài trợ dự án, bảo lãnh, dịch vụ ngân quỹ… các chi nhánh Ngân hàng thương mại còn cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích như: thanh toán, tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh thẻ, ngân hàng điện tử… đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
8. Bảo hiểm
Tại Tây Ninh hiện có 31 công ty Bảo hiểm trong và ngoài nước đang hoạt động. Hầu hết các công ty bảo hiểm lớn đều có mặt tại Tây Ninh như Công ty Bảo hiểm Nhân thọ, Công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Công ty Bảo hiểm Bảo Minh… Các công ty bảo hiểm đã cung cấp các sản phẩm bảo hiểm đa dạng cho cá nhân và tổ chức như bảo hiểm hàng hóa, công trình, bảo hiểm cháy và tài sản, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm giáo dục
V. NÔNG NGHIỆP
Với điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi: đất đai bằng phẳng, thời tiết khí hậu ôn hòa, không bị hạn hán, lũ lụt… Tây Ninh luôn là địa điểm đầu tư nông nghiệp lý tưởng của Nhà đầu tư, doanh nghiệp. Tuy nhiên, thời gian qua phát triển Nông nghiệp tại Tây Ninh vẫn còn nhiều hạn chế:
- Trên 50% hộ gia đình sống bằng nông nghiệp, sử dụng nhiều lao động.
- Sản xuất còn lạc hậu; ứng dụng cơ giới hóa, khoa học công nghệ còn ít nên hiệu suất lao động và hiệu quả thấp.
- Nông sản chủ yếu tiêu thụ trong nước, nên giá cả không ổn định.
- Năng suất và chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được kỳ vọng.
- Năng lực quản lý sản xuất còn yếu. Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trên và đưa nông nghiệp Tây Ninh phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế hiện có, chính quyền tỉnh đã định hướng phát triển ngành nông nghiệp như sau:
1. Phát triển Nông nghiệp gắn với vùng nguyên liệu
Hiện nay, tỉnh đã hình thành các vùng chuyên canh gắn liền với việc xây dựng các nhà máy chế biến nông sản tại chỗ, đặc biệt là mía, khoai mì, cao su… Sản lượng một số nông sản và kim ngạch xuất khẩu như sau:
Thứ tự |
Chỉ tiêu |
Đơn vị |
2014 |
2015 |
2016 |
1 |
Kim ngạch xuất khẩu |
Tr. USD |
2.177 |
2.772 |
3.327 |
Trong đó Nông - Lâm - Thủy sản |
" |
425,4 |
520,2 |
505 |
|
2 |
Sản lượng một số nông sản chính |
||||
Lúa cả năm |
tấn |
740.868 |
760.847 |
764.933 |
|
Chỉ tiêu |
Đơn vị |
2014 |
2015 |
2016 |
|
Cao su |
" |
165.403 |
182.877 |
188.676 |
|
Rau các loại |
" |
311.373 |
344.371 |
414.070 |
|
Mì |
" |
1.603.373 |
1.868.305 |
2.023.995 |
|
Mía |
" |
1.660.711 |
1.046.003 |
974.466 |
- Cây mía: Diện tích khoảng 14.300 ha, sản lượng 1.046.003 tấn; dự kiến sẽ ổn định diện tích trong khoảng 20.000 ha. Hiện có 3 nhà máy sản xuất đường lớn có tổng công suất 14.800 tấn mía cây/ngày. Ngành nông nghiệp và các nhà máy đường đang tập trung xây dựng cánh đồng lớn, áp dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học kỹ thuật: chuyển đổi giống, cơ giới hóa, tưới tiên tiến, tiết kiệm nên đã giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Cây mía: trồng mới đến tháng 6 ước thực hiện 6.436,30 ha, so với cùng kỳ tăng 1,81% (+ 114,60 ha). Mía trồng tập trung niên vụ 2021-2022 tại các huyện Tân Châu, Châu Thành, Tân Biên và Bến Cầu đều tăng nhờ giá mía nguyên liệu tăng so cùng kỳ, cùng với thời tiết thuận lợi.
- Khoai mì: Diện tích khoảng 57.600 ha, sản lượng 1.868.305 tấn. Hiện có 65 nhà máy chế biến tinh bột, tổng sản lượng tinh bột: 939.717 tấn/năm. Ngoài ra, còn có nguồn nhập khẩu khá lớn khoai mì từ Campuchia (củ tươi, thái lát, tinh bột).
- Cây Cao su: diện tích ước đạt 101.586 ha, tăng 1,40% (+1.401,86 ha), sản lượng thu hoạch trong kỳ ước thực hiện đạt 65.501,38 tấn, tăng 1,98% (+1.272 tấn) so với cùng kỳ. sản lượng 182.877 tấn mủ. Hiện có 23 công ty, doanh nghiệp sản xuất chế biến tiêu thụ trong nước và xuất khẩu thị trường nước ngoài như Trung Quốc, Mỹ, Úc, Ý , Đức... còn lại phần lớn là các cơ sở thu mua, sơ chế nhỏ lẻ. Ngoài ra, còn có nguồn nhập khẩu khá lớn cao su sơ chế từ Campuchia.
- Cây điều: Diện tích khoảng 1.050 ha, trong đó diện tích thu hoạch 1.038 ha với sản lượng 1.850 tấn, năng suất bình quân 1,78 tấn/ha.
Với các loại cây công nghiệp đa dạng, sản lượng ổn định, năng suất thu hoạch và chế biến đang tăng đều hàng năm. Tây Ninh có rất nhiều tiềm năng phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản; chế biến các sản phẩm tinh chế từ cao su, mía đường, tinh bột khoai mì, đậu phộng… gắn với vùng nguyên liệu.
- Rau, đậu các loại: Ngoài cây lương thực và cây công nghiệp, trái cây và rau củ quả có tiềm năng phát triển lớn nhất hiện nay, cụ thể: + đã xuống giống đến tháng 6 ước thực hiện 15.889 ha, so với cùng kỳ giảm 8,13% (-1.406). Hiện nay, tỉnh đã phát triển mô hình sản xuất rau an toàn theo VietGAP, sản xuất rau trồng trong nhà kính kết hợp với hệ thống tưới nhỏ giọt tự động tại huyện Dương Minh Châu, Hòa Thành, Tân Biên và Thành phố Tây Ninh. + Tỉnh thành lập 10 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn, 08 tổ liên kết sản xuất rau an toàn. Tập trung hỗ trợ vùng sản xuất và xây dựng thương hiệu rau rừng đặc sản tại xã Gia Lộc, Lộc Hưng huyện Trảng Bàng và vùng rau xung quanh chân núi Bà Đen. + Tỉnh đang mời gọi đầu tư xây dựng chợ đầu mối nông sản sạch, an toàn nhằm tạo điểm giao dịch bán buôn sản phẩm của các nhà sản xuất với cửa hàng bán thực phẩm sạch, an toàn trên địa bàn Tây Ninh, đồng thời cung ứng thực phẩm sạch cho Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, song song đó hướng đến nguồn cung cho xuất khẩu.
- Lúa: Tổng diện tích gieo trồng, từ đầu năm đến tháng 6/2022 đạt 94.589 ha. Năng suất bình quân ước 58,32tạ/ha, tăng 0,96% (+0,56 tạ/ha) so cùng kỳ, sản lượng lúa ước đạt 277.199,63 tấn, tăng 3,47% (+9.305tấn) so cùng kỳ. Hiện nay, tỉnh khuyến khích sử dụng các giống lúa mới, giống đạt tiêu chuẩn và thực hiện chuỗi giá trị từ sản xuất - đầu tư - tiêu thụ giúp nông dân yên tâm sản xuất và tăng thêm thu nhập.
2. Nông nghiệp công nghệ cao
Nông nghiệp Tây Ninh đang hướng tới một nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái bền vững, hiệu quả, phát triển chuỗi nông sản thực phẩm sạch, an toàn và nông sản thực phẩm hữu cơ đáp ứng nhu cầu thị trường, phù hợp với quan điểm tăng trưởng xanh của cả nước và vùng Đông Nam Bộ.
Với tiềm năng nông nghiệp hiện có, Tây Ninh sẽ hình thành và phát triển một số vùng chuyên canh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với diện tích từ 15.000 - 20.000 ha, bao gồm các loại rau quả, cây ăn trái sản xuất tập trung, chuyên canh trên địa bàn các huyện. Số lượng nhà kính, nhà lưới rau quả chất lượng cao được phát triển tối thiểu từ 300 - 500 nhà, đồng thời xây dựng các thương hiệu nông sản đặc thù của tỉnh. Đồng thời, tỉnh sẽ hình thành các khu nông nghiệp đô thị với diện tích khoảng 500 ha, chủ yếu tập trung sản xuất rau quả chất lượng cao.
Đặc biệt, tỉnh khuyến khích đầu tư các nhà máy chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp gắn với vùng nguyên liệu, đồng thời ứng dụng các quy trình nghiêm ngặt từ thu hoạch, sản xuất, đóng gói đến xuất khẩu tuân thủ theo hệ thống quản lý chất lượng đạt chứng nhận quốc tế như:
Đồng thời, tỉnh cũng đang xây dựng chính sách hỗ trợ lãi suất phát triển thực hành nông nghiệp tốt, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt đầu tư phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp hội nhập thị trường thế giới.
3. Chăn nuôi
Chăn nuôi luôn phát triển ổn định, môi trường chăn nuôi được quan tâm xử lý; vùng an toàn dịch bệnh được tập trung triển khai. Toàn tỉnh hiện nay có 147 trang trại chăn nuôi gia súc (77 trang trại chăn nuôi heo tập trung, quy mô 73.689 heo thịt, 3.809 heo nái, 107 nọc; 51 hộ/trang trại bò sữa, quy mô hơn 20 con bò sữa/trại), 82 trại chăn nuôi gia cầm tập trung (quy mô hơn 2.000 con gia cầm/trại, 2,6 triệu con gia cầm). Tây Ninh có khá đầy đủ các loại vật nuôi có trong ngành chăn nuôi Việt Nam; trong đó, các loại vật nuôi có quy mô lớn gồm: gia cầm 9,9 triệu con, đứng thứ 2 trong các tỉnh Đông Nam Bộ (sau Đồng Nai); đàn lợn 172.967 con, đàn bò 96.715 con và đàn trâu 9.384 con, đứng đầu các tỉnh Đông Nam Bộ… Trên địa bàn tỉnh hiện có 4 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất được 39.540 tấn. Với điều kiện tự nhiên ưu đãi về đất, nước và khí hậu, Tây Ninh rất thuận lợi phát triển chăn nuôi trong thời gian tới, đặc biệt là chăn nuôi bò thịt với quy mô trang trại, áp dụng công nghệ cao, gắn vùng nguyên liệu của ngành trồng trọt với công nghiệp chế biến thức ăn nhằm đáp ứng nhu cầu chăn nuôi tại địa phương.
VI. CÔNG NGHIỆP
CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP |
Năm 2015 |
Năm 2016 |
- Khu vực Nhà nước |
1.991 |
2.042 |
- Khu vực dân doanh |
19.415 |
20.032 |
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài |
25.743 |
32.417 |
Tổng cộng |
47.149 |
54.491 |
Tây Ninh đã hình thành, phát triển 02 Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế (Mộc Bài, Xa Mát); Quy hoạch 07 khu công nghiệp, trong đó 05 Khu công nghiệp: Trảng Bàng, Linh Trung III, Thành Thành Công, Phước Đông và Chà Là đã đi vào hoạt động với 298 dự án, tổng vốn đăng ký 5.220,65 triệu USD, lấp đầy 65,47% diện tích. Toàn tỉnh, quy hoạch 20 cụm công nghiệp, trong đó 06 cụm công nghiệp đã hoạt động.
Định hướng của tỉnh là phát triển công nghiệp chế biến nông sản gắn với các vùng nguyên liệu; Trong đó, ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu ở phía Bắc, phát triển các ngành công nghiệp khác ở phía Nam; Thu hút, phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, thân thiện với môi trường ở các Khu Kinh tế cửa khẩu, khu Công nghiệp để dễ dàng tiếp cận gần hơn với thị trường trong nước và xuất khẩu.
VII. THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ
CƠ CẤU GIÁ TRỊ THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ
GIÁ TRỊ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ |
Năm 2015 |
Năm 2016 |
- Thương nghiệp |
42.435 |
46.488 |
- Khách sạn, nhà hàng |
6.922 |
7.404 |
- Du lịch lữ hành |
53 |
55 |
- Dịch vụ |
5.328 |
5.591 |
Tổng cộng |
54.738 |
59.537 |
Một trong những lợi thế quan trọng của Tây Ninh là phát triển thương mại qua biên giới trên cơ sở khai thác ưu thế của hệ thống các cửa khẩu. Mạng lưới cửa khẩu, chợ biên giới; đặc biệt là 2 Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài và Xa Mát, gần TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai.
Đặc biệt, tuyến đường từ Quốc lộ 22B đến cửa khẩu Xa Mát, qua biên giới Campuchia đến tỉnh Kampongcham, theo Quốc lộ 7 đến tỉnh Ktatie - tỉnh Steung Treng đến cửa khẩu Parkse thuộc tỉnh Champasak (Lào) chỉ khoảng 350 km. Đây là tuyến đường có khoảng cách địa lý ngắn nhất, tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí cho doanh nghiệp Việt Nam - Campuchia - Lào nói riêng và các nước Asean nói chung trong việc giao thương, trao đổi hàng hóa.
Giao thông ngày càng thuận tiện giúp Tây Ninh và doanh nghiệp trong, ngoài nước khai thác tối ưu các lợi ích thương mại theo cả 3 phương diện:
- Trực tiếp cung ứng hàng cho thị trường Campuchia, các nước trong khu vực và xa hơn.
- Cung ứng các dịch vụ cho hoạt động thương mại biên giới.
- Thu hút các nguồn hàng từ bên ngoài để cung ứng cho thị trường trong nước.
Khu Kinh tế cửa khẩu Mộc Bài đang chuyển dịch sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ logistics sẽ là cơ hội cho các nhà đầu tư hạ tầng, khai thác, kinh doanh tại cửa khẩu này.