I.THẾ NÀO LÀ VĂN HÓA GiAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ?
Văn hóa giao thông đường bộ là cách ứng xử có văn hóa của mọi người khi tham gia giao thông trên đường. Văn hóa giao thông được biểu hiện bằng sự tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về giao thông đường bộ, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, có hành vi xử sự đúng chuẩn mực xã hội, biết nhường nhịn và giúp đỡ người khác, có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra va chạm.
II.TIÊU CHÍ CHUNG VỀ VĂN HÓA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1. Tự giác chấp hành pháp luật về giao thông;
2. Thực hiện nghiêm nhiệm vụ, tác phong chuẩn mực, văn minh;
3. Tôn trọng, nhường nhịn, giúp đỡ mọi người khi tham gia giao thông;
4. Có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông;
5. Đi đúng làn đường, phần đường quy định;
6. Không tham gia đua xe và cô vũ đua xe trái phép;
7.Tuân thủ pháp luật khi xử lý và bị xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông;
8.Tạo dựng kết cấu hạ tầng giao thông chuẩn mực, an toàn;
9. Có ý thức văn hóa xây dựng môi trường giao thông thân thiện, an toàn.
III.TIÊU CHÍ CỤ THỂ CHO MỘT SỐ NHÓM ĐỐI TƯỢNG
Ngoài những tiêu chí chung theo Quyết định số 3500/QĐ-BVHTTDL ngày 9/10/2013 của Bộ Văn hóa, Thô thao và Du lịch các nhóm đối tượng sau đây cần thực hiện tốt những tiêu chí văn hóa giao thông cụ thể như sau:
1. Đối với nhóm đối tượng là cơ quan quản lý nhà nước về giao thông
- Thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao giao thông.
- Xây dựng các văn bản quản lý, hướng dẫn về giao thông phù hợp với tình hình thực tiễn, có tính khả thi, tạo điều kiện cho người dân và cơ nhà nước thực hiện.
- Tuân thủ các quy định cua pháp luật trong quy hoạch và quản lý quy hoạch giao thông.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông hợp lý, khoa học phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn, đảm bảo mỹ quan và môi trường giao thông, tạo điều kiện thuận lợi và an toàn cho người tham gia giao thông.
- Giám định, cấp phép cho các phương tiện tham gia giao thông, vận tải phải đảm bảo các chỉ số kỹ thuật theo tiêu chuẩn Việt Nam.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao đến mọi người dân, phù hợp với từng đối tượng, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị, vùng miền.
- Xây dựng hệ thống, cấp cứu y tế, cứu hộ, cứu nạn chuẩn mực để các vụ tai nạn, sự cố giao thông.
2. Đối với nhóm đối tượng là lực lượng chức năng làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
- Tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, thuận lợi cho người tham giao thông.
- Thực thi, hướng dẫn, cưỡng chế, thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông, nghiêm minh, chuẩn mực, lịch sự.
- Nhanh nhạy, linh hoạt trong giải quyết các tình huống ùn tắc và tai nạn giao thông.
- Ứng xử văn minh, không sách nhiễu, tiêu cực khi thi hành công vụ.
- Hướng dẫn, giúp đỡ người tham gia giao thông, đặc biệt là người tàn tật, người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ.
3. Đối với nhóm đối tượng là người tham gia giao thông
- Không vi phạm và tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật, trật tự an toàn giao thông.
- Chấp hành nghiêm túc hệ thống báo hiệu đường bộ, đi đúng đường, làn đường quy định; không sử dụng rượu, bia trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao giông, không điều khiển xe chạy quá tốc qui định.
- Bảo đảm tình trạng sức khỏe về thề chất và tinh thần khi tham gia giao thông.
- Duy trì phương tiện tham gia giao thông an loàn, sạch đẹp.
- Có thái độ hợp tác, hành vi ứng xứ văn minh, lịch sự khi xảy ra tai nạn giao thông.
- Có trách nhiệm phản ánh và lên án các hành vi tiêu cực; tích cực đề xuất các sáng kiến trong lĩnh vực giao thông.
- Tận tình giúp đỡ người bị nạn, người già, người khuyết tật, trẻ em, người có hoàn cảnh khó khăn khi tham gia giao thông.
- Tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông tự giác chấp hành pháp luật trật tự, an toàn giao thông.
4. Đối với nhóm đối tượng là cư dân sinh sống ven đường giao thông.
- Tự giác chấp hành và tích cực tuyên truỵền, vận động người dân không sử dụng đường, vỉa hè để kinh doanh, buôn bán, không lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ.
- Thông tin kịp thời cho các cơ quan chức năng về tình hình trật tự, an toàn giao thông; phối hợp với các lực lượng chức năng trong quá trinh xử lý các sự cố về trật tự, an toàn giao thông.
- Hỗ trợ các lực lượng chức năng trong công tác sơ cấp cứu, cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông.
- Phê phán, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toan giao thông.
- Không tham gia các hoạt động cản trở, gây rối làm mất trật tự, an toàn giao thông. không cổ vũ đua xe trái phép.
5. Đối với nhóm đối tượng là chủ phương tiện tham giao thông.
- Đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh vận tải; chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của chủ phương tiện trong việc khắc phục, giải quyết tai nạn giao thông.
- Chủ động tổ chức, tích cực tham gia phối hợp chặt chỗ với các cơ quan chức năng trong công tác quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn và phẩm chất của người lái xe.
- Tự giác thực hiện việc sang tên, đổi chủ khi chuyển nhượng, mua bán phương tiện theo quy định của pháp luật.
* Ghi chú: Khi có thông tin cần phán ánh về tình hình TTATGT trên dịa bàn tỉnh hãy liên hệ số điện thoại sau: Chánh Thanh tra Giao thông vận tải: 0919808357; Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh: 0663.822000.