Trong đó, tập trung truyên truyền xây dựng các mô hình phong trào vừa mới triển khai, các gương quần chúng tiêu biểu tích cực tham gia tố giác, truy bắt tội phạm, các Hội nghị điển hình tiên tiến của phong trào; đặc biệt năm 2015, Công an tỉnh duy trì biên soạn tài liệu về phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, tệ nạn xã hội để thông báo rộng rãi trên các cụm loa truyền thanh, tất cả các Ban điều hành mô hình "Vận động toàn dân tham gia tố giác, truy bắt tội phạm ở địa bàn dân cư", Tổ dân cư tự quản và các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường để mọi người hiểu biết thủ đoạn mới của tội phạm để cảnh giác, phòng ngừa và phát hiện tố giác cho cơ quan chức năng đấu tranh ngăn chặn.
Báo Tây Ninh, Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh tăng cường thời lượng tuyên truyền, nội dung bài viêt, hình ảnh có chất lượng phản ánh toàn diện bức tranh về phong trào quần chúng nhân dân tham gia tố giác, truy bắt tội phạm, nâng cao được ý thức tự giác của người dân trên lĩnh vực giữ gìn an ninh trật tự ở từng địa phương. Năm 2015 có trên 2.000 bài, hình ảnh trên Báo Tây Ninh, Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an, tuyên truyền trực tiếp qua các Tổ dân cư tự quản, các cuộc họp ngành được hơn 6.000 cuộc với hơn 180 ngàn lượt thành viên tham dự. Điển hình như: Hội Cựu chiến binh tiếp tục phát huy và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của mô hình "Chi hội Cựu chiến binh 4 không", hòa giải thành 318 vụ mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, ngăn chặn không để phát sinh phức tạp; Liên đoàn Lao động duy trì xây dựng mô hình "Tổ tự quản công nhân khu nhà trọ" đã nắm được tình hình việc xảy ra trong các khu, cụm công nghiệp đề xuất hướng giải quyết kịp thời, không để xảy ra các vụ đình công, lãn công; Hội Nông dân phối hợp tuyên truyền cho hội viên, tạo điều kiện giúp đỡ cho trên 50 đối tượng tái hòa nhập cộng đồng; Hội Liên hiệp Phụ nữ tiếp tục duy trì các mô hình về phòng, chống tội phạm ma túy, mua bán người, xây dựng các tờ rơi song ngữ Việt Nam - Campuchia để tuyên truyền cho hội viên ở các vùng dân tộc Khmer sinh sống; Sở Giáo dục và Đào tạo, Đoàn Thanh niên tổ chức tuyên truyền trong sinh viên, học sinh về Luật giao thông đường bộ, duy trì nâng cao chất lượng của mô hình "Cổng trường an toàn", phát hành trên 4.500 tờ rơi an toàn giao thông, phát động thanh niên, học sinh tham gia cuộc thi tìm hiểu Luật giao thông đường bộ với chủ đề "Giao thông thông minh"; MTTQ duy trì chất lượng hoạt động của Tổ dân cư tự quản, hòa giải trên 4.000 vụ mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân xảy ra ở khu dân cư..
Công tác tuyên truyền ở cơ sở cũng có nhiều khởi sắc, chất lượng, kết hợp tuyên truyền phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ gắn chặt với các phong trào cách mạng khác như xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, đền ơn, đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo..tạo ra khí thế thi đua sôi nổi trên lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội gắn với nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương.
Bên cạnh mặt ưu điểm nêu trên cũng còn một số hạn chế như: công tác tuyên truyền chưa lan tỏa đến nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; tài liệu tuyên truyền còn thiếu, đội ngũ tuyên truyền viên ở cơ sở chưa có, nhận thức của người dân về lĩnh vực an ninh trật tự còn hạn chế, tự giác tham gia giữ gìn an ninh trật tự chưa nhiều.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị tổng kết công tác tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2015, đồng chí Phạm Văn Tân, Phó Bi thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ rõ: Công tác tuyên truyền phải tính toán về tài liệu, đội ngũ tuyên truyền viên phù hợp, có chất lượng để đạt hiệu quả cao hơn; đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác tuyên truyền để đề ra biện pháp giải quyết; phải đề xuất được các mô hình đánh giá nhận thức của người dân được có chuyển biến như thế nào qua tuyên truyền"
Vì vậy, trong năm 2016, Ban chỉ đạo tỉnh đề nghị: Các sở, ban, ngành, chính quyền các cấp tập trung nghiên cứu đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền vận động phù hợp với từng địa bàn khu dân cư, vùng sâu, biên giới; việc xây dựng, biên soạn nội dung tài liệu tuyên truyền phải dễ hiểu, dễ nhớ và lựa chọn đội ngũ tuyên truyền viên giỏi ở cơ sở để chuyển tải đến người dân những nội dung, thông tin trọng tâm, cần thiết để nhân dân nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành các chủ trương, đường lối. chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nắm bắt kịp thời phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm để tự phòng ngừa, bảo vệ tài sản của mình. Thông qua các cuộc họp, các buổi sinh hoại của ngành mình để lồng ghép tuyên truyền cho cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, học sinh, sinh viên,...nắm vững các nội dung liên quan nhiệm vụ giữ gìn ANTT và làm tốt trách nhiệm là thành viên trong mô hình "Vận động toàn dân tham gia tố giác, truy bắt tội phạm ở địa bàn dân cư".
Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Tây Ninh, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh phối hợp các sở, ngành có liên quan xây dựng các phóng sự, tin, bài viết, hình ảnh và dành nhiều thời lượng phát sóng tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, gương điển hình tham gia truy bắt, tố giác tội phạm, các đơn vị, địa phương có cách làm sáng tạo, đạt hiệu quả trong xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.
Công an tỉnh thường xuyên tổng hợp tình hình có liên quan đến ANTT để biên soạn tài liệu tuyên truyền và cung cấp cho các ban, ngành, đoàn thể, địa phương phục vụ công tác tuyên truyền; thường xuyên thông báo phương thức, thủ đoạn của các loại tội phạm gửi đến từng Tổ dân cư tự quản để tuyên truyền.
DP