Chính sách hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng

Thứ năm - 05/11/2015 15:00 45 0
Hiện nay nhiều đối tượng môi giới, cò mồi dụ dỗ phụ nữ đưa ra nước ngoài, dưới hình thức đi du lịch hoặc xuất khẩu lao động xuất hiện nhiều trên các tỉnh, thành. Mục đích của họ chính là để bán vào các cơ sở hoạt động mại dâm hoặc bán ra nước ngoài để làm vợ, làm ô sin,...

MBNguoi.jpg

Ngành chức năng giải cứu nạn nhân bị mua bán trở về.(Ảnh minh họa)

Tình trạng mua bán người gây ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự an toàn xã hội, làm gia tăng tội phạm, gây bức xúc trong nhân dân, làm gia tăng nguy cơ lây truyền các bệnh xã hội, nhất là đại dịch HIV/AIDS. Chính vì vậy, công tác giúp đỡ những nạn nhân trở về an tâm lao động sản xuất, tái hòa nhập cộng đồng, không mặc cảm, tự ti là vấn đề cần được xã hội đặc biệt quan tâm.                        

Hỗ trợ nạn nhân bị mua bán là một trong những nội dung quan trọng trong công tác phòng, chống mua bán người. Những nạn nhân bị mua bán sau khi họ trở về thì rất cần sự giúp đỡ từ các cơ quan chức năng, vì vậy các ngành, các cấp cần phải có chính sách giúp đỡ họ về vật chất lẫn tinh thần để họ có thể tái hòa nhập với cộng đồng. Theo Điều 6 của Luật Phòng, chống mua bán người thì các nạn nhân bị mua bán trở về đều được quyền hưởng các chế độ hỗ trợ, trong đó bao gồm những loại dịch vụ cần có dành cho các nạn nhân như: hỗ trợ về y tế, hỗ trợ tâm lý, giáo dục kỹ năng sống, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, trợ giúp pháp lý,…Chính vì vậy, Luật PCMBN đã dành toàn bộ Chương V với 09 điều (từ Điều 32 đến Điều 40) quy định các chế độ hỗ trợ nạn nhân, đối tượng được hưởng hỗ trợ và các cơ quan, tổ chức thực hiện việc hỗ trợ nạn nhân. Quy định của chương này là sự cụ thể hóa cơ chế bảo đảm thực hiện một trong những quyền quan trọng đối với những nạn nhân bị mua bán trở về.

Luật PCMBN quy định 06 chế độ hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về, bao gồm: hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại (bố trí chỗ ở tạm thời, hỗ trợ về ăn, mặc và các vật dụng cá nhân thiết yếu khác, hỗ trợ chi phí đi lại); hỗ trợ y tế; hỗ trợ tâm lý; trợ giúp pháp lý; hỗ trợ học văn hóa, học nghề;  trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn. Nhìn chung, các chế độ hỗ trợ này được Luật PCMBN quy định trên cơ sở khái quát, nâng cấp có sửa đổi, bổ sung mới các quy định hiện hành có liên quan tại Quy chế tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về.

Những đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ và các chế độ mà từng đối tượng được hưởng trên tinh thần có sự phân biệt giữa các đối tượng được quy định tại Điều 32 của Luật PCMBN quy định chi tiết về các chế độ hỗ trợ; trình tự, thủ tục thực hiện các chế độ hỗ trợ đối với nạn nhân.

 

                                                                                                          ​ Kim Hà

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây