Hợp tác quốc tế trong phòng chống mua bán người

Thứ năm - 16/07/2015 17:00 88 0
Mua bán người là loại tội phạm xuyên quốc gia. Vì vậy, lực lượng chức năng của các nước trong khu vực, thế giới cần có sự hợp tác chặt chẽ trong việc phòng chống bọn tội phạm này.

 Cụ thể trong 6 tháng đầu năm 2015, Bộ Công an đã phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tham gia góp ý hoàn thiện văn kiện, tham dự Hội nghị quan chức cấp cao (SOMIO) và Hội nshị cấp Bộ trưởng (IMM4) các nước tiểu vùng sông Mê-Kông về phòng, chống mua bán người tại Phnom- Pênh (Campuchia) từ ngày 27 đến ngày 30/4/2015, ký Tuvên bố chung và thông qua kế hoạch hành động tiểu vùng giai đoạn 2015-2018 về phòng, chống mua bán người. Kết quả hội nghị đã được đoàn công tác báo cáo với Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Công an trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 12/3/2015 phê duyệt dự án Hợp tác phòng, chống mua bán người Ôxtrâylia - Châu Á, Thái Bình Dương giai đoạn 2014 - 2018. Tham gia góp ý Công ước ASEAN. Dự án hợp tác ASEAN-Hoa Kỳ về phòng, chống mua bán người. Triển khai dự án UN-ACT về hợp tác phòng, chống mua bán người các nước Tiểu vùng sông Mê - Kông giai đoạn 2014 - 2018 và ban hành Kế hoạch COMMIT 2015 của Việt Nam.

Bộ Ngoại giao tổ chức tập huấn kiến thức cơ bản về phòng, chống mua bán người cho các cán bộ ngoại giao đi công tác nhiệm kỳ tại các cơ quan đại diện, chỉ đạo thực hiện tốt công tác bảo hộ công dân, tham dự 03 Hội thảo trong tiến trình Bali về chống đưa người di cư trái phép và mua bán người; phối hợp các Bộ, ngành có liên quan duy trì trao đổi thông tin về phòng, chống mua bán người với các nước, các tổ chức quốc tế, nhất là trao đổi với phía Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về Báo cáo TIPR 2014 về tình hình phòng, chống mua bán người toàn cầu (phần liên quan đến Việt Nam).

Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống tội phạm của Trung ương (Ban chỉ đạo 138/CP) tổ chức đoàn đại biểu liên ngành khảo sát tình hình tội phạm mua bán người và chính sách, pháp luật tại Singapore, đề xuất cơ chế hợp tác giữa 02 nước trong thời gian tới; tiếp và làm việc với Đoàn đại biểu liên ngành Chính phủ Lào, Vương quốc Anh, Thụy Điển, Hoa Kỳ đến thăm, làm việc về hợp tác phòng, chống mua bán người.

Các Bộ, ngành, địa phương tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin, ký kết triển khai các dự án hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật cho công tác phòng, chống mua bán người, tội phạm xâm hại trẻ em với các nước, các tổ chức quốc tế như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Singapore, Thụy Điển, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới (WORLD VISION), Tổ chức Di cư quốc tế (IOM).. .Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam (WVV) thực hiện hoạt động "Khảo sát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, hệ thống các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân hoà nhập cộng đồng tại địa phương", ký kết Thoả thuận hợp tác với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) về tăng cường hỗ trợ sức khoẻ và nhận thức về các dịch vụ hỗ trợ sẵn có cho các nạn nhân bị mua bán trở về".

Các địa phương biên giới tiếp tục duy trì đường đây nóng trao đổi thông tin về phòng, chống mua bán người, phối hợp truy bắt, chuyển giao tội phạm, giải cứu, xác minh, tiếp nhận, hồi hương nạn nhân bị mua bán.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ đạo ngành Lao động, Thương binh và Xã hội các cấp khảo sát, thống kê số nạn nhân bị mua bán trở về và đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, hệ thống các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân hòa nhập cộng đồng, thực hiện kế hoạch hỗ trợ nạn nhân bị mua bán theo quy định tại Nghị định số 09/2013/NĐ-CP của Chính phủ, đồng thời tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác hỗ trợ nạn nhân. Triển khai thí điểm thực hiện Dự án "Đường dây nóng hỗ trợ, bảo vệ trẻ em và nạn nhân của nạn mua bán người", với mục đích chia sẻ thông tin và kết nối đường dây nóng hoạt động thuộc các lĩnh vực bảo vệ, hỗ trợ trẻ emvà nạn nhân của mua bán người An Giang (đầu số 18008077) và Hà Giang (đầu số 18001282) kết nối với tổng đài 18001567 tại Hà Nội.

Xây dựng Quy chế phối hợp liên ngành về quản lý. sử dụng đường dây nóng giữa các đơn vị chức năng thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Nghiên cứu đánh giá bước đầu về hoạt động và hiệu quả của các trung tâm hỗ trợ nạn nhân tại cộng đồng, nhà tạm trú cho nạn nhân ở Lào Cai, mô hình Nhóm tự lực ở Bắc Giang, Thừa Thiên-Huê, Tây Ninh, mô hình cộng đồng ở thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng.

6 tháng đầu năm 2015, đã xác minh, giải cứu, tiếp nhận 449 nạn nhân. Trong đó: Bộ đội Biên phòng các cấp giải cứu tiếp nhận 64 nạn nhân. Bộ Ngoại giao đã tiếp nhận, hỗ trợ cho 27 trường hợp nạn nhân. Trên 80% số nạn nhân trở về được hỗ trợ ban đầu. Ngành Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp các tổ chức đoàn thể xã hội đã áp dụng các chính sách như: trợ cấp khó khăn, học nghề, tạo việc làm, khám chữa bệnh, trợ giúp pháp lý, tạo điều kiện vay vốn với lãi suất ưu đãi cho hàng trăm nạn nhân hòa nhập cộng đồng.

Trong 6 tháng đầu năm 2015, công tác phòng, chống mua bán người tiếp tục được các Bộ, ngành, địa phương quan tâm, ban hành nhiều chương trình, kế hoạch chỉ đạo quyết liệt, nhất là sự vào cuộc của các tổ chức xã hội, các cơ quan thông tin truyền thông nên nhận thức của người dân được nâng lên, xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình phòng ngừa và hỗ trợ nạn nhân hiệu quả; điều tra, khám phá được nhiều đường dây tội phạm mua bán người liên tỉnh, xuyên quốc gia; công tác tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân hòa nhập cộng đồng, xây dựng pháp luật, hợp tác quốc tế có nhiều chuyển biến tích cực, nhờ đó đã kiềm chế tốc độ gia tăng của tội phạm mua bán người.

TP

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây