Kế hoạch phòng, chống tội phạm mua bán người năm 2014

Thứ ba - 04/03/2014 00:00 31 0
Ngày 28/02/2014, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 451/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người năm 2014. Để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đề ra. UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị như sau:

 

 

Nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền; đẩy mạnh công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và cộng đồng, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong phòng, chống tội phạm mua bán người và bảo vệ nạn nhân bị mua bán; tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế, trao đổi thông tin với các tỉnh giáp biên giới Campuchia trong phòng, chống tội phạm mua bán người, nhằm ổn định tình hình an ninh trật tự trên tuyến biên giới.

Ngày 28/02/2014, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 451/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người năm 2014. Để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đề ra. UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị như sau:

Về công tác chỉ đạo triển khai thực hiện, các  sở, ngành, đoàn thể, Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm và phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người năm 2014 phù hợp với tình hình ở đơn vị, địa phương mình gắn với thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị và Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011-2015, trọng tâm là tổ chức thực hiện 05 đề án và áp dụng Bộ chỉ số phục vụ công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình gắn với việc thực hiện Chương trình mục tiêu 4 giảm của Ủy ban nhân dân tỉnh, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tổ chức triển khai quán triệt 100% các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm mua bán người đến tận cơ sở thực hiện.

Về công tác truyền thông, giáo dục pháp luật, Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì tiểu Đề án 1 của Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người phối hợp với Báo Tây Ninh, Đài Phát thanh - Truyền hình Tây Ninh, các đoàn thể tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tội phạm mua bán người, các gương điển hình, mô hình phòng, chống tội phạm mua bán người có hiệu quả trên địa bàn tỉnh.

Hội Liên hiệp Phụ nữ chủ trì tiểu Đề án 2 của Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người xây dựng và củng cố mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên về phòng, chống tội phạm mua bán người đủ số lượng và chất lượng; thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền dưới các hình thức như gặp gỡ, nói chuyện trực tiếp, sinh hoạt cộng đồng, tổ chức các chiến dịch truyền thông, cung cấp tài liệu…xây dựng, duy trì và nhân rộng các mô hình phòng, chống mua bán người tại cộng đồng, nhất là tại các địa bàn trọng điểm. Phối hợp với các ngành tổ chức các chiến dịch truyền thông tại cộng đồng, chiến dịch truyền thông với phụ nữ các tỉnh giáp biên giới Campuchia.

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên, các sở, ngành có liên quan, Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm và phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm các huyện, thành phố thông qua các hình thức truyền thông công tác phòng ngừa, lồng ghép, xã hội hóa công tác phòng, chống tội phạm mua bán người, tránh trùng lập, chồng chéo, phô trương.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với các ngành chức năng quản lý văn hóa, du lịch, hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở thông qua các hoạt động văn hóa, du lịch, kinh doanh, dịch vụ.

Sở Tư pháp – Thường trực Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh tham mưu UBND tỉnh triển khai các văn bản pháp luật mới liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm mua bán người; đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người dân, chủ động phòng ngừa và tích cực tham gia phòng, chống tội phạm mua bán người.

Công an tỉnh phối hợp với Báo Tây Ninh, Đài Phát thanh Truyền hình Tây Ninh kịp thời cung cấp thông tin về phương thức thủ đoạn mới, những gương điển hình trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người để đưa tin, tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân. Phối hợp với Sở Tư pháp rà soát các văn bản về phòng, chống mua bán người, đề xuất kiến nghị sửa đổi (nếu có).

Về công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm mua bán người, Công an tỉnh tiến hành điều tra khảo sát đánh giá, nắm chắc tình hình và dự báo xu hướng hoạt động của tội phạm mua bán người; kịp thời chỉ đạo, triển khai các kế hoạch, biện pháp nghiệp vụ để đấu tranh, xử lý các đường dây mua bán người, tụ điểm môi giới hôn nhân trái phép, tập trung vào các tuyến, địa bàn trọng điểm, nhất là các xã giáp biên giới Campuchia, hoặc các tụ điểm nhà hàng, khách sạn, nhà chứa, cà phê… nơi đối tượng thường tập kết nạn nhân trước khi đưa ra nước ngoài bán hoặc tổ chức các động mại dâm trá hình trong nước.

Tập trung lực lượng, sử dụng đồng bộ các biện pháp điều tra, khám phá, mở đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm mua bán người, trọng tâm là các tuyến trọng điểm nội địa và các tuyến giáp biên giới Campuchia. Tiếp tục phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thực hiện kế hoạch phối hợp phòng, chống tội phạm mua bán người tuyến biên giới. Phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự - Bộ Công an và Văn phòng Interpol trao đổi thông tin, xác minh, điều tra, truy bắt tội phạm mua bán người, giải cứu nạn nhân, truy nã tội phạm…

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức điều tra khảo sát, xác định tuyến trọng điểm trên tuyến biên giới và phối hợp Công an tỉnh, triển khai các biện pháp đấu tranh, triệt phá các đường dây mua bán người sang các nước qua tuyến biên giới Tây Ninh - Campuchia. Tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp với lực lượng Công an thực hiện kế hoạch phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người.

Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân tỉnh phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án mua bán người; lựa chọn các vụ án điển hình để tập trung điều tra, truy tố, xét xử lưu động nhằm phát động phong trào quần chúng và răn đe tội phạm. Đồng thời, làm tốt công tác bảo vệ nạn nhân trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.

Về công tác tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Sở Ngoại vụ, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức tiếp nhận, xác minh nhân thân, thu thập tài liệu, chứng cứ xác định, cấp giấy chứng nhận nạn nhân; đảm bảo hỗ trợ ban đầu cho nạn nhân bị mua bán trở về theo quy định của pháp luật.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương triển khai, quán triệt, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 09/2013/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 134/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH giữa Bộ Tài chính và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh nội dung, mức chi cho công tác hỗ trợ nạn nhân. Kịp thời hỗ trợ các chính sách và các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân như y tế, học văn hóa, học nghề và trợ giúp pháp lý…, tạo mọi điều kiện thuận lợi để nạn nhân sớm trở về ổn định cuộc sống hòa nhập cộng đồng.

Về công tác hợp tác quốc tế, Công an tỉnh tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 25/3/2013 của Chính phủ về việc phê duyệt thỏa thuận về sửa đổi, bổ sung Hiệp định giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ hoàng gia Campuchia về hợp tác song phương trong phòng, chống và bảo vệ nạn nhân bị mua bán trở về. Lực lượng Công an, Biên phòng, Ủy ban nhân dân các huyện biên giới phối hợp với lực lượng chức năng giáp biên giới Campuchia thường xuyên trao đổi thông tin, phối hợp điều tra truy bắt tội phạm, giải cứu nạn nhân, tiếp nhận, hồi hương nạn nhân bị mua bán trở về.

K.Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây