Kiềm chế, kéo giảm tội phạm trộm cắp tài sản

Thứ tư - 26/04/2017 11:00 56 0
Nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp Đảng, chính quyền địa phương; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và của nhân dân vào công tác phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành Đề án phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.

Mục tiêu của Đề án là kiềm chế, kéo giảm tội phạm trộm cắp tài sản; nâng cao tỷ lệ điều tra khám phá loại tội phạm này, phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ điều tra khám phá tội phạm trộm cắp tài sản đạt từ 60% trở lên. Trong đó, năm 2016, phấn đấu kiềm chế và không để gia tăng số vụ trộm cắp tài sản so với năm 2015; tỷ lệ điều tra khám phá đạt từ 55% trở lên. Năm 2017 phấn đấu kéo giảm từ 3-5% số vụ trộm cắp tài sản xảy ra so với năm 2016; tỷ lệ điều tra khám phá đạt từ 57% trở lên. Từ năm 2018-2020, phấn đấu tiếp tục kéo giảm từ 5-7% số vụ trộm cắp tài sản xảy ra so với năm liền kề trước đây; tỷ lệ điều tra khám phá đạt từ 60% trở lên.

Đề án đề ra nhiệm vụ chủ yếu là huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong công tác phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản, trong đó lực lượng Công an giữ vai trò nòng cốt, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy Đảng và sự điều hành của chính quyền các cấp. Triển khai thực hiện có hiệu quả các biện, pháp phòng ngừa xã hội, phòng ngừa nghiệp vụ; tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục để nhân dân, các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường có ý thức tự bảo vệ tài sản, tích cực tham gia phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản. Nắm chắc tình hình, diễn biến hoạt động của tội phạm trộm cắp tài sản ở từng địa bàn, rà soát, nắm lại các băng, nhóm, cáo đường dây tiêu thụ tài sản trộm cắp, xác định đúng những đối tượng chuyên nghiệp, cầm đầu để chủ động phát hiện có biện pháp phòng, chống đạt hiệu quả. Nâng cao hiệu quả công tác phát hiện và giải quyết các vụ án trộm cắp tài sản của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Tăng cường quan hệ với Công an các tỉnh, thành phố trong cả nước và Ty Cảnh sát các tỉnh thuộc Vương quốc Campuchia giáp với Việt Nam trong công tác trao đổi thông tin, phối hợp phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản và các loại tội phạm khác có liên quan. Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện Đề án; thường xuyên tổ chức sơ, tổng kết rút kinh nghiệm, bổ sung vấn đề mới phát sinh trong thực tế để có cơ sở tiếp tục chỉ đạo thực hiện Đề án; xác định đúng nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm trộm cắp tài sản để đề ra các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả.

Đề án đề cập các giải pháp kiềm chế, kéo giảm tội phạm trộm cắp tài sản. Cụ thể, cần nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong công tác phòng, chống tội pham trôm cắp tài sản. Trong đó, Lực lượng Công an giữ vai trò nòng cốt trong công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp tổ chức rà soát, ban hành các văn bản quy định về công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) tại các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, khu vực công cộng, khu du lịch, vui chơi giải trí...nhằm nâng cao ý thức phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản trong nhân dân.

Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phát động mạnh mẽ phong trào quần chúng tham gia phòng, chống toi phạm trộm cắp tài sản. Báo Tây Ninh, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh các địa phương tăng thời lượng phát sóng tuyên truyền công tác phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản, xây dựng các chuyên mục, thường xuyên thông báo tình hình, thủ đoạn, quy luật hoạt động của tội phạm trộm cắp tài sản. Công khai thông tin các đối tượng truy nã về tội trộm căp tài sản trên các phương tiện thông tin đại chúng để tạo điều kiện cho quần chúng phát hiện, tố giác và tham gia bắt giữ. UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường, khu vui chơi giải trí, các dịch vụ công cộng bố trí người trông giữ xe; gắn các biển cảnh báo trộm, pa nô, áp phích; chỉ đạo lực lượng Công an biên soạn tài liệu để tuyên truyền sâu rộng đến từng hộ dân. Các cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp, cửa hàng buôn bán ... tổ chức sắp xếp nơi để xe, bố trí người trông coi. Cơ quan điều tra phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua công tác phát hiện, giải quyết các vụ án trộm cắp tài sản, như: xét xử lưu động, xử án điểm. Lực lượng Công an phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, các ban ngành, đoàn thể có liên quan tiếp tục củng cố toàn diện hoạt động của Ban bảo vệ dân phố, Tổ dân cư tự quản, phát huy hiệu quả hoạt động của lực lượng Tuần tra nhân dân; xây dựng ngày càng nhiều mô hình quần chúng bảo vệ ANTT thật sự có hiệu quả. Phối hợp hướng dẫn Ban điều hành các mô hình, phong trào hoạt động ngày càng hiệu quả phát huy tác dụng tốt trong công tác phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản. Công an tỉnh thông báo rộng rãi đường dây nóng của Phòng Cảnh sát hình sự; Trực ban Công an các huyện, thành phố, số điện thoại Cảnh sát 113, Công an xã, phường, thị trấn, đảm bảo trực 24/24 giờ để tiếp nhận, xử lý tin báo tội phạm; xây dựng các hộp thư tố giác tội phạm ở các cơ quan, đơn vị, nơi công cộng để tạo điều kiện cho quần chúng nhân dân tham gia tố giác tội phạm. Công an tỉnh phối hợp cùng Sở Thông tin - Truyền thông đưa công tác tuyên truyền phòng, chống trộm cắp tài sản trên các phương tiện truyền thông hiện đại, các mạng xã hội.

Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa nghiệp vụ. Tập trung kiểm tra thường xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm về nhân hộ khẩu; các cơ sở kinh doanh có điều kiện; gọi hỏi, răn đe, gỉáo dục, đưa kiểm điểm trước dân những đối tượng trộm cắp vặt chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, giám sát chặt chẽ những người mới hết hạn tù, đặc xá, ở Trường giáo dưỡng, Cơ sở giáo dục, Cơ sở chữa bệnh bắt buộc trở về địa phương phối hợp các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương hỗ trợ, tạo việc làm để họ ổn định cuộc sống, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ tái phạm. Nắm chắc tình hình trộm cắp xảy ra ở từng địa bàn, các biểu hiện hoạt động của đối tượng trộm cắp, tiêu thụ, nhất là quản lý cho được đối tượng hoạt động lưu động, chuyên nghiệp, các đối tượng chủ mưu, cầm đầu các băng, nhóm trộm cắp, tiêu thụ. Tăng cường công tác lập hồ sơ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, Trường giáo dưỡng, Cơ sở' giáo dục, Cơ sở chữa bệnh bắt buộc đối với các đối tượng trộm cắp tài sản nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đối tượng nghiện ma túy. Khảo sát, xác định các tuyến, địa bàn trọng điểm, địa bàn giáp ranh có liên quan đến tội phạm trộm cắp, tiêu thụ tài sản để huy động lực lượng Công an xã, phường, thị trấn phối hợp lực lượng Dân quân tự vệ, Tuần tra nhân dân, Bảo vệ dân phố tăng cường hoạt động tuần tra, kiểm soát; kịp thòi thông tin cho nhau khi truy bắt tội phạm trộm cắp, nhất là tội phạm trộm nóng xe mô tô. Triển khai đồng bộ các biện pháp kỹ thuật phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản, tổ chức lắp đặt, sử dụng hệ thống camera quan sát, phương tiện báo động điện tử ở những nơi mà tội phạm trộm cắp có khả năng gây án kết hợp sử dụng biện pháp trinh sát kỹ thuật và trinh sát ngoại tuyến để phát hiện, truy bắt nóng thủ phạm. Cũng cố hệ thống máy bộ đàm, hoàn thiện phương án truy đuổi nóng đối tượng trộm cắp tài sản. Xây dựng quy trình tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm trộm cắp tài sản đảm bảo thuận lợi, dễ dàng cho người dân trình báo. Thực hiện có hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ của ngành Công an trong công tác phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản.

Tăng cường công tác phối hợp phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản. Thực hiện tốt công tác trao đổi thông tin có liên quan đến tội phạm trộm cắp tài sản giữa Công an các đơn vị, địa phương trong và ngoài tỉnh và với các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả kế hoạch phối hợp với lực lượng Bộ đội Biên phòng trong việc ngăn chặn, đấu tranh có hiệu quả các đường dây vận chuyển xe mô tô trộm cắp từ Việt Nam sang Campuchia tiêu thụ. Thường xuyên phối hợp trao đổi thông tin, tình hình tội phạm trộm cắp tài sản và các tội phạm khác với các Ty Cảnh sát Campuchia giáp biên.

Nâng cao hiệu quả công tác điều tra, khám phá, xét xử. Triển khai các biện pháp nghiệp vụ, nâng cao tỷ lệ điều tra, khám phá tội phạm trộm cắp tài sản; phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân thường xuyên đưa ra xét xử lưu động các vụ án trộm cắp tài sản để giáo dục, răn đe, phòng ngừa chung.

Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, sơ, tổng kết, đánh giá, khen thưởng, phê bình, rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện Đề án. Thường xuyên có kế hoạch kiểm tra, giám sát, sơ, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm từ thực tiễn quá trình triển khai thực hiện Đề án. Kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống trộm cắp tài sản từ đó nhân rộng. Đồng thời kiểm điểm, phê bình đối với các tập thể, cá nhân chưa thực hiện tốt, để tình hình tội phạm trộm cắp tài sản diễn biến phức tạp.

Củng cố, tăng cường lực lượng phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản. Tăng cường quân số cho lực lượng trực tiếp thực hiện công tác phòng, chống tôi phạm trộm cắp tài sản: Công an các huyện, thành phố phải sắp xếp, bố trí cán bộ có năng lực, trình độ, kinh nghiệm tăng cường biên chế cho lực lượng Cảnh sát hình sự và lực lượng kỹ thuật hình sự làm công tác phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản phù hợp với tình hình tội phạm, biên chế ở đơn vị, địa phương mình. Công an các huyện, thành phố chủ động phối hợp UBND các xã, phường, thị trấn củng cố toàn diện lực lượng Công an xã, phường, thị trấn bảm bảo về quân số, bố trí hợp lý ở các địa bàn làm công tác phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản.

Đề án cũng quy định trách nhiệm của các ngành, các cấp, đoàn thể… trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản trong thời gian tới.

MN

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây