MỤC TIÊU
- Xác định cơ sở dữ liệu về điều kiện tài nguyên thiên nhiên các vùng đất ngập nước (ĐNN) tỉnh Tây Ninh.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng ĐNN, xác định chức năng các vùng ĐNN.
- Cung cấp luận cứ khoa học cho việc quy hoạch, quản lý khai thác và bảo vệ các vùng ĐNN.
- Đề xuất phương hướng, biện pháp trong công tác khai thác, quản lý, bảo vệ, và sử dụng bền vững tài nguyên ĐNN (có xét đến các điều kiện thay đổi trong tương lai).
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu các điều kiện tài nguyên thiên nhiên và quá trình khai thác đất đai có liên quan đến ĐNN tỉnh Tây Ninh.
- Xây dựng bản đồ ĐNN tỉnh Tây Ninh.
- Đánh giá, dự báo các tác động của con người đến ĐNN trong tương lai.
- Nghiên cứu, đề xuất phương hướng bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên ĐNN tỉnh Tây Ninh.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- Kết quả kiểm kê ĐNN tỉnh Tây Ninh: 181.539,41 ha chiếm 45,05% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó: đất ngập nước thuộc sông 152.405,28 ha (chiếm 83,95%); đất ngập nước thuộc hồ 28.368,20 ha (chiếm 15,63%); đất ngập nước thuộc đầm 7.765,93 ha (chiếm 4,28%).
- Chức năng của ĐNN phụ thuộc vào tính chất và vị trí phân bố của từng đơn vị ĐNN khác nhau.
+ Các vùng cao thuộc thượng nguồn hồ Dầu tiếng, bờ phải rạch bến, bờ phải rạch Bến Đá: là vùng khan hiếm nguồn nước, nhưng lại có vai trò rất lớn trong việc cung cấp nước ngọt cho dân sinh và nhiều loài thủy sinh vật;
+ Các vùng tưới của hồ Dầu tiếng: nguồn nước dồi dào, tưới tiêu chủ động; tạo ra môi trường hoạt động cho các ngành kinh tế như thủy sản, nông - lâm nghiệp, giao thông thủy, sản xuất năng lượng, du lịch, khai khoáng;
+ Các vùng ven sông Vàm Cỏ Đông: là nơi tiếp nhận các dưỡng chất, tích lũy các độc chất do các hoạt động khai thác phái trên đổ xuống; là nơi thanh lọc chất gây ô nhiễm, điều hòa lũ lụt. Đây cũng chính là nơi sinh sống quan trọng cho nhiều loài động vật hoang dã, sinh sản của nhiều loài thủy đặc sản địa phương.
- ĐNN Tây Ninh hiện đang đứng trước nhiều nguy cơ xâm hại.
+ Tình trạng khô kiệt và mất ĐNN: các vùng ĐNN tại Tây Ninh đang ngày càng trở nên khô hơn do tình trạng phá rừng và áp lực gia tăng diện tích canh tác; khai thác tài nguyên quá mức: nguồn lợi thủy sản đã giảm súc đáng kể; ô nhiễm nguồn nước: hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước, ô nhiễm hữu cơ; sự xâm lấn các loài cỏ dại: nhiều loài cỏ dại không có nguồn gốc bản địa, trong đó có những loài cây gây ảnh hưởng xấu (Mai dương, Lục bình, thủy thảo).
- Để khai thác hiệu quả và bền vững tài nguyên đất ngập nước, cần phải hạn chế việc lạm thác tài nguyên thủy sản; loại trừ các hình thức khai thác mang tính chất hủy diệt; bảo vệ an toàn môi trường hồ chứa; duy trì đa dạng sinh học; phát huy và mở rộng mô hình du lịch sinh thái.
+ Hệ thống canh tác vùng bán ngập cần đảm bảo an toàn về xói mòn và sạt lở bờ hồ; quản lý chặt chẽ việc sử dụng phân bón trên vùng bán ngập và đặc biệt cấm tuyệt đối việc sử dụng thuốc trừ sâu trên vùng đất này;
+ Xây dựng đê bao chống lũ triệt để vùng ven sông Vàm Cỏ Đông, có thể gây ảnh hưởng đến các chức năng chính của hệ thống ĐNN ven sông này; trước mắt cần san lấp các kênh tiêu trong các vùng đất lâm nghiệp; tại những vị trí buộc phải có cống tiêu, cần có cửa kiểm soát, cuối mùa mưa cống cần được đóng lại duy trì chế độ ngập tự nhiên trong trảng, kéo dài thời gian ngập trong mùa khô;
+ Hiện tại ô nhiễm nguồn nước trên hệ thống kênh rạch đã đến mức báo động, để cải thiện ô nhiễm môi trường hệ thống kênh rạch, ngoài biện pháp quản lý các nguồn nước thải xả xuống hệ thống, còn có thể lợi dụng nguồn nước ngọt từ hồ Dầu Tiếng.
- Thành lập các bản đồ, sơ đồ về điều kiện tài nguyên thiên nhiên trên các vùng đất ngập nước; bản đồ kiểm kê đất ngập nước tỉnh Tây Ninh tỷ lệ 1/50.000; các bản đồ các vùng đất ngập nước tiêu biểu tỷ lệ 1/25.000; các bảng biểu thống kê, phân loại và đánh giá về đất ngập nước tỉnh Tây Ninh; các báo cáo chuyên đề và báo cáo tổng hợp; bộ cơ sở dữ liệu về tài nguyên đất ngập nước.
KẾT QUẢ ỨNG DỤNG
- Đề tài được UBND tỉnh công nhận kết quả nghiệm thu tại Quyết định số 462/QĐ-UBND ngày 05/3/2010. Kết quả nghiên cứu được chuyển giao đến các cơ quan và đơn vị có liên quan để phục vụ trong công tác quản lý của ngành: Công ty Khai thác Thủy lợi Dầu Tiếng ứng dụng trong khai thác vận hành hồ chứa; Sở Tài nguyên & Môi Trường ứng dụng trong quản lý tài nguyên đất ngập nước.
- Sở NN&PTNT (Sở tiếp nhận 01/2011): kết quả áp dụng đã triển khai áp dụng 02 dự án:
+ Dự án đê bao chống lũ ven sông Vàm Cỏ nhằm bảo vệ và phát triển diện tích đất sản xuất nông nghiệp, diện tích tưới 1.800 ha, diện tích tiêu 2.500 ha;
+ Dự án xây dựng đập tràn rạch Tây Ninh nhằm cải thiện tình trạng ô nhiểm rạch Tây Ninh tạo mỹ quan đô thị.
Một số giải pháp áp dụng trong các năm tiếp theo:
+ Xây dựng một số đập tràn, hồ chứa nhỏ vùng Bắc Tây Ninh nhằm giải lưu lượng lũ vào mùa mưa, giữ nước phục vụ sản xuất, tăng mực nước ngầm, cải thiện môi trường sinh thái;
+ Đầu tư một số công trình đê bao vùng ven sông Vàm Cỏ Đông phát triển sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản kết hợp mô hình sản xuất nông nghiệp với thuỷ sản, phát triển nuôi trồng thuỷ sản của vùng kết hợp giao thông nội đồng.