Nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ cấp huyện, thị (1975 – 1995) và tổng kết truyền thống Cách mạng các xã anh hùng (1945 – 1975) tỉnh Tây Ninh

Thứ sáu - 01/11/2013 00:00 66 0
Chủ nhiệm đề tài: CN. Lê Minh Trọng Cơ quan chủ trì: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tây Ninh Thời gian thực hiện: 2000 - 2002 Thời gian nghiệm thu: 2007 Kinh phí thực hiện: 717,28 triệu đồng (hỗ trợ kinh phí) Đánh giá xếp loại của Hội đồng nghiệm thu: Khá

 

MỤC TIÊU

- Đối với cấp huyện, thị: nghiên cứu biên soạn lịch sử Đảng bộ cấp huyện, thị (1975- 1995) nhằm nêu bật vai trò lãnh đạo của Đảng bộ địa phương trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Từ thực tiễn của 20 năm, rút ra những bài học kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng.

- Đối với cấp xã: Nêu bật vai trò của Đảng bộ xã lãnh đạo và chỉ đạo phong trào chiến tranh nhân dân trên địa bàn của mình, vượt mọi khó khăn gian khổ hy sinh lập nên những chiến tích anh hùng, đánh bại những âm mưu thủ đoạn của thực dân pháp và đế quốc Mỹ trên địa phương của mình.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ các huyện: Thị xã, Châu Thành, Hòa Thành, Bến Cầu, Tân Biên, Dương Minh Châu, Tân Châu, Gò Dầu, Trảng Bàng và 17 xã anh hùng như: Phường 1, Phường 2 thị xã Tây Ninh; An Thạnh huyện Bến Cầu; Chà Là, Cầu Khởi huyện Dương Minh Châu; Hiệp Thạnh, Thanh Phước huyện Gò Dầu; Lộc Hưng, Gia Lộc huyện Trảng Bàng; Trường Đông, Ninh Thạnh huyện Hòa Thành; Thạnh Bình, Hòa Hiệp huyện Tân Biên; Tân Đông, Tân Hưng huyện Tân Châu; Thanh Điền, Thái Bình huyện Châu Thành.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tài liệu chuẩn xác về lịch sử Đảng bộ cấp huyện, thị (1975 - 1995) và truyền thống cách mạng 17 xã anh hùng (1945 - 1975) tỉnh Tây Ninh .

- Lịch sử Đảng bộ huyện Châu Thành (1975 - 2000)

+ Đảng bộ và quân dân Châu Thành phấn khởi thấy huyện nhà đã có bước tiến khá dài, đạt được những thành tựu rất quan trọng. Đến năm 2000, lương thực bình quân đầu người đạt 934,2 kg/năm; sản lượng công nghiệp tăng hàng trăm lần so với năm 1976; hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển sôi động và khá nhộn nhịp, cơ sở hạ tầng phát triển nhanh.

+ Đảng bộ, Mặt trận ngày càng lớn mạnh về số lượng và chất lượng (Đảng bộ tăng 3,5 lần; Mặt trận, đoàn thể tăng từ 5 đến 10 lần); bộ máy chính quyền ngày càng được củng cố vững chắc.

- Lịch sử Đảng bộ huyện Trảng Bàng (1975 - 2000).

+ Trảng Bàng được xác định là huyện trọng điểm về sản xuất lương thực của tỉnh Tây Ninh; các lĩnh vực văn hóa xã hội có những bước tiến tích cực. Hệ thống tổ chức Đảng, Chính quyền, đoàn thể được xây dựng và kiện toàn, chính trị từng bước được ổn định dần và được củng cố vững chắc hơn.

+ Kinh tế nhiều thành phần phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn được đẩy mạnh; giao thông từ huyện về xã được nhựa hóa, đường về các ấp được nâng cấp trãi sỏi đỏ, thuận lợi cho đi lại của nhân dân; hệ thống điện lưới quốc gia đã về 100% ấp; sự nghiệp giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng.

+ Đảng bộ huyện Trảng Bàng luôn tăng về số lượng và chất lượng; đến năm 2000, toàn Đảng bộ đã có 2001 đảng viên sinh hoạt ở 49 chi đảng bộ cơ sở. Tất cả các ấp trong huyện điều có chi bộ lãnh đạo.

- Lịch sử Đảng bộ huyện Bến Cầu (1975 - 2000).

+ Thời kỳ 10 năm sau giải phóng, nhiệm vụ chính là cải tạo, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, lấy sản xuất lương thực làm nhiệm vụ trung tâm hàng đầu, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, khôi phục và phát triển các ngành sản xuất, các hoạt động văn hóa - xã hội để từng bước ổn định đời sống nhân dân.

+ Từ năm 1991 - 2000, giai đoạn này tình hình kinh tế - xã hội của huyện đi vào thế ổn định và phát triển khởi sắc, khá toàn diện. Việc vận dụng đường lối đổi mới của Đảng vào điều kiện cụ thể của địa phương từng bước phù hợp và có hiệu quả hơn, từ đó đã tạo ra được những bước tiến khá mạnh mẽ trên các lĩnh vực.

- Lịch sử Đảng bộ Thị Xã (1975 - 2000).

+ Dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ Thị Xã cùng với sự nổ lực của nhân dân Thị xã đã trãi qua những bước thăng trầm của từng thời kỳ lịch sử, cố gắng vượt qua nhiều khó khăn thử thách để từng bước đi lên, nhất là từ khi có đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng, đã nổ lực phấn đấu để xây dựng Thị xã Tây Ninh thành một Thị xã hoàn chỉnh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.

- Lịch sử Đảng bộ huyện Tân Châu (1989 - 2000).

+ Tân Châu là huyện mới thành lập, cho nên việc phát triển cơ sở hạ tầng được Đảng bộ huyện xác định là nhiệm vụ trọng tâm; ưu tiên đầu tư cho phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa; các hoạt động kinh tế - xã hội, giáo dục đào tạo tác động tích cực vào quá trình ổn định xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân.

- Lịch sử Đảng bộ huyện Gò Dầu (1975 - 2000).

+ Trên cơ sở phát huy truyền thống cách mạng tốt đẹp của mình và thuận lợi tiềm năng kinh tế - xã hội, dưới sự lãnh đạo sâu sát của Đảng cấp trên; toàn Đảng bộ và nhân dân huyện Gò Dầu vẫn từng bước kiên trì vươn lên, nỗ lực thực hiện và giành được nhiều thành tựu đáng kể trên hầu hết mọi lĩnh vực hoạt động, tạo tiền đề để huyện bước vào thời kỳ mới tốt đẹp hơn.

+ Về sản xuất nông nghiệp, tổng diện tích gieo trồng năm 2000 tăng 2,1 lần so năm 1997; mạng lưới thủy lợi được hình thành khắp trong toàn huyện với 46,6 km kênh cấp I; 103,8 km kênh cấp II và 150 km kênh cấp III đảm bảo phục vụ tưới tiêu cho hơn 4.000 ha cây trồng toàn huyện.

+ Về sản xuất công nghiệp - tiểu thủ: ngày càng phát triển, nhất là xay xát và chế biến, các yêu cầu về sửa chữa cơ khí được đáp ứng tốt; cơ sở vật chất hạ tầng của huyện ngày càng được tập trung xây dựng và mở rộng.

+ Các hoạt động văn hóa - xã hội; ngày càng có sự chuyển biến đáng kể; nhu cầu học tập của con em nhân dân được đáp ứng tốt; trang thiết bị ngành Y tế được tăng cường, đội ngũ Y-Bác sĩ được bồi dưỡng, đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.

- Lịch sử Đảng bộ huyện Tân Biên (1975 - 2000)

+ Tân Biên chỉ thực sự bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế từ những năm 80 của thế kỷ 20; đây là giai đoạn đặc biệt trong bối cảnh những khó khăn chung của đất nước, đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân Tân Biên từng bước vượt qua, tổ chức ổn định đời sống nhân dân, giữ vững an ninh địa bàn và tiếp tục củng cố xây dựng lực lượng bảo đảm vững chắc biên giới.

+ Từ năm 1990 - 2000, Đảng bộ Tân Biên quyết tâm thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ và tạo đà vững chắc bước vào thế kỷ XXI; tiếp tục củng cố và phát triển huyện nhà ngày càng giàu đẹp.

- Lịch sử Đảng bộ huyện Dương Minh Châu (1975 - 2000)

+ Về công tác xây dựng Đảng, huyện đã quan tâm tổ chức nhiều đợt học tập chỉnh huấn nghị quyết của Đảng; không ngừng cải tiến tác phong lề lối làm việc, xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ, gắn liền với tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân.

+ Đảng bộ huyện Dương Minh Châu xác định; xây dựng Đảng vững mạnh trên cả 3 mặt (chính trị, tư tưởng và tổ chức) là nhiệm vụ hàng đầu có ý nghĩa quyết định mọi thắng lợi.

+ Quá trình đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân của huyện là quá trình phát huy truyền thống yêu nước, tin Đảng, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn lịch sử.

- Truyền thống cách mạng của 17 xã anh hùng: đã trải qua nhiều hy sinh gian khổ, cùng một lúc phải đương đầu trực tiếp với nhiều kẻ thù nguy hiểm. Nhưng nhân dân các xã quyết một lòng theo Đảng, khắc phục mọi khó khăn để vươn lên đánh bại mọi kẻ thù xâm lược.

KẾT QUẢ ỨNG DỤNG

Sản phẩm đề tài được Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy in thành sách gồm: sách lịch sử đảng bộ cấp huyện, thị (1975 - 2000); sách truyền thống cách mạng 17 xã anh hùng (1945 - 1975).

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây