Quy hoặc bảo tồn và sử dụng bền bững tài nguyên đất ngập nước của vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát tỉnh Tây Ninh

Thứ sáu - 01/11/2013 00:00 180 0
Đồng chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Triết và ThS. Nguyễn Đình Xuân Cơ quan chủ trì: Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát Thời gian thực hiện: 2003 - 2004 Thời gian nghiệm thu: 2006 Kinh phí thực hiện: 185,0675 triệu đồng. Đánh giá xếp loại của Hội đồng nghiệm thu: Khá

 

 

MỤC TIÊU

- Thống kê tài nguyên đất ngập nước (ĐNN) của Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát (VQG). Định hướng quy hoạch bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên ĐNN.

- Đề nghị các vùng đất ngập nước của VQG vào danh sách các vùng đất ngập nước quan trọng trên thế giới nếu hội đủ tiêu chuẩn của Công ước RAMSAR.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu tính đa dạng sinh học của các khu vực đất ngập nước bao gồm: xác định thành phần loài, độ phong phú, tính chỉ thị sinh học, mối tương quan với điều kiện môi trường và sự biến động theo mùa; khảo sát môi trường vật lý của đất ngập nước ; các nhóm sinh vật đề nghị khảo sát.

- Phân tích mẫu nước, mẫu đất; các mẫu thành phần sinh vật gồm: phiêu sinh thực vật, phiêu sinh động vật, động vật đáy, côn trùng nước, thực vật bậc cao, lưỡng cư-bò sát, cá, chim.

- Thành lập bản đồ hiện trạng đất ngập nước VQG tỷ lệ 1/10.000: bản đồ được thành lập bằng cách giải đoán ảnh vệ tinh ASTER của Nhật (độ phân giải 15m x 15m) kết hợp với kiểm tra, xác định ranh giới ngoài thực địa, ảnh vệ tinh ASTER (Nhật) sẽ được cung cấp bởi Trung tâm Xử lý Số liệu Viễn Thám của Nhật (ERSDAC) và ảnh vệ tinh có độ phân giải 2,5 x 2,5 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Định hướng quy hoạch bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

- Bản đồ hiện trạng ĐNN VQG tỷ lệ 1/10.000

- ĐNN của VQG chiếm diện tích 4.533 ha, bao gồm 3.295 ha ĐNN tự nhiên và 1.238 ha ĐNN nhân tạo. ĐNN tự nhiên chiếm 17,5% diện tích toàn vườn.

- Hệ thống phân loại ĐNN của VQGLGXM bao gồm 07 lớp và 10 đơn vị. Các lớp ĐNN: ĐNN thuộc sông; ĐNN thuộc suối; ĐNN thuộc trảng; ĐNN thuộc bàu; kênh đào; ruộng lúa nước; ĐNN bồn trũng nhân tạo.

- Chất lượng nước trong các thủy vực ĐNN VQGLGXM hiện tương đối tốt, ngoại trừ vùng kênh Tà Xia và các kênh phía Nam bị ô nhiễm hữu cơ do nước thải nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt; đoạn đầu của suối Đa Ha cũng nhận một tải lượng ô nhiễm khá lớn từ các vùng đất nông nghiệp bên Campuchia.

- Hóa tính nước của các thủy vực thay đổi đáng kể theo mùa. Vào mùa mưa, tình trạng các thủy vực trở nên thuận lợi cho sự phát triển của các sinh vật thủy sinh.

- Ghi nhận 499 loài phiêu sinh thực vật, 75 loài phiêu sinh động vật, 31 loài động vật đáy, 109 loài côn trùng nước, 206 loài thực vật có mạch, 82 loài cá, 15 loài lưỡng cư, 20 loài bò sát và 123 loài chim.

- Nhiều sản phẩm từ ĐNN của VQGLGXM hiện đang được người dân khai thác; một số sản phẩm quan trong như: lá mật cật, cây thuốc, dầu chai, đưng, nhiều loài cá, tôm, cua, bò sát, ếch nhái và chim; các vùng bàu, trảng được dùng làm nơi chăn thả gia súc; nhiều vùng ĐNN bị biến đổi thành đất trồng trọt.

- Các mối đe dọa chủ yếu đến ĐNN của VQGLGXM: tình trạng khô cạn các vùng ĐNN; nguy cơ ô nhiễm nguồn nước; sự khai thác quá mức một số loại tài nguyên; xáo trộn môi trường gây ra do chăn thả gia súc; sự xâm lấn của một số loài cỏ dại môi trường; tình trạng lấn chiếm, biến đổi ĐNN thành đất nông nghiệp.

- Khó khăn trong quản lý ĐNN của VQGLGXM: thiếu thốn nhân lực và hạn chế trong trình độ, chuyên môn liên quan đến quản lý ĐNN; tình trạng khai thác trái phép của người Campuchia, buôn lậu qua biên giới; triển khai các hoạt động du lịch sinh thái.

- Việc quản lý môi trường tự nhiên của đất ngập nước VQG cần tập trung vào các hướng sau: phục hồi thủy chế; kiểm soát ô nhiễm nguồn nước; quản lý hiệu quả việc khai thác tài nguyên; tăng cường quản lý các hệ sinh thái ĐNN trọng yếu; giám sát và can thiệp sớm sự xâm lấn của các loài sinh vật ngoại lai; xây dựng phương án đầu tư, khai thác tiềm năng du lịch sinh thái (gia tăng thu nhập và thực hiện chức năng giáo dục môi trường của vườn quốc gia.

- Kiến nghị các hướng nghiên cứu tiếp theo: đánh giá chức năng ĐNN (việc đánh giá sẽ cung cấp những thông tin giúp hiểu biết sâu hơn về vai trò sinh môi của ĐNN trong mối liên hệ với các hệ sinh thái khác, giúp hiểu rõ hơn về giá trị của hệ sinh thái ĐNN); nghiên cứu về tình trạng khô và của lửa rừng đến hệ sinh thái ĐNN của VQGLGXM.

KẾT QUẢ ỨNG DỤNG

- Đề tài được UBND tỉnh công nhận kết quả nghiệm thu tại Quyết định số 216/QĐ-UBND ngày 02/10/2006. Kết quả đề tài là cơ sở cho việc xây dựng, thực hiện các chương trình bảo tồn và phát triển:

+ Nâng cao nhận thức về giá trị đa dạng sinh học, đào tạo cơ bản cho cán bộ, nhân viên VQG, cán bộ địa phương, chiến sĩ biên phòng trong công tác quản lý và nghiên cứu.

+ Tư liệu chính thức làm sách, phim ảnh, ấn phẩm, tờ rơi,... phục vụ tuyên truyền giáo dục môi trường cho hơn 3.000 lượt học sinh, trên 1.000 hộ dân và 300 cán bộ, chiến sĩ biên phòng.

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây