Thực trạng và giải pháp phát huy quyền dân chủ của nhân dân ở cơ sở xã, phường, thị trấn tỉnh Tây Ninh

Thứ sáu - 01/11/2013 00:00 880 0
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Võ Hoàng Khải Cơ quan chủ trì: Trường Chính Trị Tây Ninh Thời gian thực hiện: 2009 - 2011 Thời gian nghiệm thu: 2011 Kinh phí thực hiện: 205,45 triệu đồng Đánh giá xếp loại của Hội đồng nghiệm thu: Khá

            MỤC TIÊU

-  Đánh giá thực trạng của việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong 10 năm (1998 - 2008).

-  Đề xuất và áp dụng những giải pháp phát huy dân chủ ở cơ sở xã, phường, thị trấn trong tình hình mới.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

-  Điều tra xã hội học (XHH) các điểm điển hình.

-  Thu thập số liệu ở các huyện, thị xã để xây dựng số liệu thống kê.

-  Xử lý các phiếu điều tra XHH bằng phần mềm SPSS.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

-  Cơ sở lý luận về quyền dân chủ ở cơ sở xã, phường, thị trấn:

+ Đảng ta xác định: “để giữ vững và phát huy được bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta, phải phát huy được quyền làm chủ của nhân dân, thu hút nhân dân tham gia quản lý Nhà nước” và đề ra nhiệm vụ trọng tâm: “khâu quan trọng và cấp bách trước mắt là phát huy quyền dân chủ của nhân dân ở cơ sở”.

+ Trong điều kiện hiện nay, cấp cơ sở là mắt xích yếu nhất trong hệ thống chính trị, hệ thống Nhà nước ta hiện nay. Nhiều vấn đề nổi cộm, tiêu cực đang tiềm tàng, những nơi nổ ra “điểm nóng” cũng xuất phát từ cơ sở. Ở cơ sở dân chủ bị vi phạm nghiêm trọng, nạn tham ô, tham nhũng, ức hiếp nhân dân diễn ra tràn lan kéo dài mà chưa có quy phạm pháp luật cụ thể, chưa được quan tâm đúng mức có phần lỏng lẻo và không sâu sắc.

-  Cơ sở pháp lý của việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn:

+ Thực hiện chỉ thị số 30/CT-TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị; UBTVQH ban hành Nghị quyết số 45/1998/TVQH10 ngày 26/02/1998; Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ về việc ban hành “Quy chế thực hiện dân chủ ở xã”.

+ Chỉ thị số 24/1998/CT-TTg ngày 19/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy chế của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư.

-  Thực trạng triển khai và thực hiện quy chế dân chủ ở xã:

+ Tổng số 436 phiếu phân tích số 1 (phiếu dùng cho cán bộ chủ chốt ở xã, phường, thị trấn), kết quả thực hiện quy chế dân chủ của chính quyền địa phương đưa ra vấn đề có liên quan đến quyền lợi của nhân dân: có 93,8% ý kiến người được hỏi về chủ trương và mức độ đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi tại cơ sở hạ tầng; xây dựng quy ước cộng đồng dân cư có 91,1%; các công việc tự quản khác là 93,3% đều xác nhận đã làm tốt công việc này.

+ Tổng số 403 phiếu phân tích số 2 (phiếu dùng cho trưởng thôn, bí thư chi bộ, cán bộ mặt trận ấp, khu phố), kết quả triển khai quy chế dân chủ: số được tiếp nhận học tập Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 (chiếm 72,9%); Nghị định số 79/NĐ-CP ngày 07/7/2003 ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã (chiếm 82,5%); Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 20/4/2007, thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (chiếm 83,8%); số nơi họp dân đạt yêu cầu theo quy định của quy chế đạt 71,6%.

+ Tổng số 409 phiếu phân tích số 3 (phiếu điều tra hộ dân cư) về tình hình nhân dân tiếp nhận quy chế dân chủ, người được hỏi cho biết: người được phổ biến và biết về quy chế này chiếm 86,6%; người chưa được biết chiếm 9,8%; về việc họp dân, số người tham dự họp 1 lần/năm là 4,4%, 2 lần là 23%, 3 lần là 66,3%, 4 lần là 2,4%; số người thường xuyên dự họp chiếm 9,7%.

-  Qua thực hiện quy chế dân chủ, đại bộ phận nhận thấy quyền và lợi ích của mình, phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” được thực hiện trên thực tế. Có 95/95 xã, phường, thị trấn trong tỉnh tổ chức triển khai và có chương trình, kế hoạch thực hiện ở cơ sở khá tốt.

-  Tuy nhiên, ở một số cấp xã vẫn còn hạn chế và bộc lộ những khiếm khuyết cần sửa đổi bổ sung và hoàn thiện: tham nhũng, lãng phí chưa được xử lý một cách triệt để, gây ảnh hưởng nhiều đến thực thi dân chủ; nhiều địa phương hằng năm không có tổ chức kiểm tra, kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện quy ước.

-  Giải pháp phát huy dân chủ ở cơ sở xã, phường, thị trấn trong tình hình mới: đẩy mạnh việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ xã, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ủy xã, đôn đốc việc thực hiện quy chế dân chủ; tăng cường việc đối thoại hai chiều và nhiều chiều giữa bộ máy quản lý với người dân; thực hiện quy chế dân chủ gắn với công tác cải cách hành chính theo mô hình một cửa; 100% công việc liên quan đến dân đều được công khai niêm yết quy trình, thủ tục, ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình quản lý hành chính.

KẾT QUẢ ỨNG DỤNG

Đề tài được UBND tỉnh công nhận kết quả nghiệm thu tại Quyết định số 1130/QĐ-UBND, ngày 02/6/2011. Kết quả đề tài được tổ chức triển khai trong năm 2012 cho 8/9 huyện, thị xã trong tỉnh với số lượng 75 học viên/lớp/ huyện.

 

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây