Danh mục ngành nghề thu hút đầu tư trong các khu công nghiệp

Thứ sáu - 30/06/2023 08:34 1.752 0
Danh mục ngành nghề thu hút đầu tư trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, cụ thể như sau:

I. Khu công nghiệp Trảng Bàng

- Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm;

- Công nghiệp nhựa, chế biến các sản phẩm cao su, y tế (không chế biến mủ);

- Công nghiệp may mặc dệt nhuộm (có nhuộm);

- Công nghiệp da giày (không thuộc da);

- Công nghiệp sản xuất dụng cụ thể dụng, thể thao, đồ chơi, nữ trang;

- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, trang trí nội thất;

- Công nghiệp sản xuất các sản phẩm gốm, sứ, thủy tinh, pha lê, sành sứ vệ sinh;

- Công nghiệp bao bì, chế bản, thiết kế mẫu mã, in ấn giấy;

- Công nghiệp sản xuất giấy tái sinh;

- Công nghiệp sản xuất hóa chất;

- Công nghiệp cơ khí, cơ khí chính xác, dụng cụ y tế;

- Công nghiệp điện máy, điện công nghiệp, điện gia dụng;

- Công nghiệp điện tử, tin học;

- Công nghiệp sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm;

- Công nghiệp sản xuất thép xây dựng, thép ống;

- Công nghiệp sản xuất đồ gốm, mỹ nghệ.

II. Khu công nghiệp Thành Thành Công

1. Các ngành nghề đã được phê duyệt cho phép đầu tư vào KCN
(1). Đối với các ngành công nghiệp tương đối ít ô nhiễm
- Công nghiệp bao bì, chế bản, thiết kễ mẫu mã, in ấn;

- Công nghiệp dược phẩm, dụng cụ y tế, trường học;

- Công nghiệp kim khí, dụng cụ gia đình;

- Sản xuất máy vi tính, chế tạo lắp ráp điện tử, điện gia dụng, công nghệ thông tin, viễn thông;

- Dụng cụ thể thao, văn phòng phẩm, đồ chơi trẻ em;

- Công nghiệp chế tạo xe máy, xe đạp và các phụ tùng, linh kiện;

Các ngành nghề này sẽ được bố trí ở các khu gần trung tâm hành chính của khu công nghiệp và gần khu tái định cư.

(2). Đối với các loại hình công nghiệp ô nhiễm về nguồn nước
- Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, bánh kẹo, rượu bia;

- Công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi;

- Công nghiệp hóa chất (không xi mạ), hạt nhựa, bột màu công nghiệp, ngành dệt (không nhuộm);

Các ngành nghề này sẽ bố trí quanh khu vực nhà máy xử lý nước thải.

(3). Đối với các loại hình công nghiệp gây ô nhiễm về mùi, bụi, ô nhiễm tiếng ồn
- Công nghiệp sản xuất các sản phẩm cao su;

- Công nghiệp ô tô, phương tiện vận tải và các phụ tùng, linh kiện;

- Công nghiệp sản xuất các sản phẩm cáp điện, vật tư phục vụ ngành điện;

- Công nghiệp cơ khí chính xác, chế tạo máy;

- Công nghiệp sản xuất đồ gỗ, nhựa, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất;

- Công nghiệp da giày, dệt may.

Các ngành nghề này sẽ được phân bổ trong các khu còn lại.

(4). Các loại hình công nghiệp gây ô nhiễm khác
- Đối với ngành công nghiệp ô tô, chủ đầu tư KCN sẽ bố trí ở vị trí thuận lợi về cho việc giao thông và vận hành thử sản phẩm.

- Đối với công nghệ sinh học; sản xuất giống và con giống... sẽ được bố trí xa nguồn xả thải và dân cư nhằm bảo đảm nguồn cung ứng phù hợp tiêu chuẩn ngành.

(5) Ngành nghề đầu tư tại phân khu dệt may
- Sản xuất sợi, dệt vải, nhuộm, sản xuất nguyên phụ liệu ngành dệt may, sản xuất lắp ráp máy móc thiết bị phục ngành dệt may, may mặc thời trang, nhuộm các sản phẩm được sản xuất tại các nhà máy trong Khu công nghiệp.

- Công nghiệp hỗ trợ như sản xuất đóng gói bao bì, hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm ngành may mặc.

* Các ngành nghề được bổ sung

(1). Đối với các ngành công nghiệp tương đối ít ô nhiễm
- Sản xuất vali, túi xách và sản phẩm tương tự;

- Sản xuất vật liệu mới, công nghệ na nô;

Các ngành nghề này sẽ được bố trí ở các khu gần trung tâm hành chính của khu công nghiệp và gần khu tái định cư.

(2). Đối với các loại hình công nghiệp ô nhiễm về nguồn nước
- Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy (không sản xuất bột giấy);

- Sản xuất các sản phẩm hóa dầu;

Các ngành nghề này sẽ bố trí quanh khu vực nhà máy xử lý nước thải.

(3). Đối với các loại hình công nghiệp gây ô nhiễm về mùi, bụi, ô nhiễm tiếng ồn
- Sản xuất sản phẩm thuốc lá (có điều kiện theo Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18/7/2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá);

- Sản xuất thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh;

- Sản xuất sản phẩm gốm sứ (sử dụng công nghệ mới);

- Dự án tái chế, thu gom, xử lý các loại chất thải rắn phát sinh trong KCN (không tiêu hủy, chon lấp trong KCN)

Các ngành nghề này sẽ được phân bổ trong các khu còn lại.

2. Ngành nghề đầu tư bổ sung tại phân khu đa ngành
(1). Đối với các ngành công nghiệp tương đối ít ô nhiễm
- Truyền tải, phân phối điện.

- Sản xuất plastic và các sản phẩm từ plastic.

Các ngành nghề này sẽ được bố trí ở các khu gần trung tâm hành chính của khu công nghiệp và gần khu tái định cư.

(2). Đối với các loại hình công nghiệp ô nhiễm về nguồn nước
- Đối với dự án sản xuất phân bón: Chỉ tiếp nhận các dự án phối trộn đóng bao sản phẩm phân bón vô cơ;

- Đối với dự án thuốc bảo vệ thực vật: Chỉ tiếp nhận các dự án xây dựng cơ sở sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật bằng công nghệ tiên tiến, an toàn, không gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường.

- Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan (trừ thuộc, sơ chế da);

Các ngành nghề này sẽ bố trí quanh khu vực nhà máy xử lý nước thải.

(3). Đối với các loại hình công nghiệp gây ô nhiễm về mùi, bụi, ô nhiễm tiếng ồn
- Sản phẩm kim loại đúc sẵn: chấp nhận dự án có công đoạn xi mạ để hoàn thiện sản phẩm (không xi mạ gia công);

- Tái chế phế liệu: Chỉ cho phép nhập những phế liệu nhựa (plastic) sạch bị lỗi trong dây chuyền sản xuất từ các nhà máy khác để làm nguyên liệu pha trộn trọng định mức phục vụ sản xuất, hoàn chỉnh sản phẩm của dự án. Cá loại phế liệu nhựa (plastic) nhập về phải đảm bảo đúng theo các mã HS quy định tại Quyết định số 73/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất và đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhựa nhập khẩu – QCVN 32:2010/BTNMT.

Các ngành nghề này sẽ được phân bổ trong các khu còn lại.

3. Ngành nghề đầu tư bổ sung tại Khu dệt may và công nghiệp hỗ trợ
(1). Đối với các loại hình công nghiệp ô nhiễm về nguồn nước
- Sản xuất tóc giả (có công đoạn nhuộm).

Các ngành nghề này sẽ bố trí quanh khu vực nhà máy xử lý nước thải

III. Khu công nghiệp Phước Đông

- Lắp ráp linh kiện điện tử, máy tính và chất bán dẫn;

- Cáp và vật liệu viễn thông;

- Dược phẩm, thiết bị y tế;

- Lắp ráp ô tô, xe máy, xe đạp và các phương tiện vận tải chuyên dùng;

- Cơ khí chính xác (công nghệ sản xuất vật liệu mới, công nghệ na nô)

- Máy móc thiết bị phục vụ công nghiệp, nông lâm nghiệp;

- Thiết bị điện gia dụng, thiết bị điện công nghiệp;

- Gia công cơ khí, cấu kiện thép;

- Chế biến nông sản;

- Chế biến nông dược (không sản xuất thuốc trừ sâu hóa học);

- Chế biến thực phẩm (không sản xuất và chế biến tinh bột);

- Sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện ngành xây dựng;

- May mặc thời trang cao cấp, giầy da, dệt (không bao gồm công đoạn nhuộm, thuộc da)

- Sản xuất các sản phẩm nhựa, phụ kiện, đồ gia dụng;

- Chế biến gỗ

- Trong quy hoạch khu công nghiệp còn có kho bãi – dịch vụ công nghiệp gồm các loại dịch vụ sau:

- Các khu dịch vụ hậu cần, kho bãi, kho ngoại quan, kho hàng rời thu gom hàng, container nằm trong và ngoài cảng cạn ICD;

- Công trình dịch vụ đầu  mối, xuất nhập khẩu, …

- Các tiện ích khác phục vụ cho người làm việc trong khu công nghiệp.

* Các ngành nghề được bổ sung thu hút đầu tư vào KCN Phước Đông:

+ Sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy (không sản xuất bột giấy);

+ Sản xuất thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh, sản phẩm chịu lửa, sản phẩm gốm sứ (sử dụng công nghệ mới), sản xuất thạch cao;

+ Sản xuất đồ uống;

+ Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan (trừ thuộc da, sơ chế da);

+ Dệt (trong hoàn thiện sản phẩm dệt, công đoạn nhuộm chiếm tỉ lệ nhỏ trong dây chuyền sản xuất và sử dụng công nghệ hiện đại, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường;

+ Sản xuất trang phục;

+ Sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất;

+ Sản xuất các sản phẩm từ cao su (trừ chế biến mủ cao su) và plastic;

+ Sản xuất sản phẩm từ kim loại (trừ vũ khí đạn dược);

+ Sản xuất tủ, giường, bàn ghế;

+ Sản xuất đồ kim hoàn, đồ giả kim hoàn và các chi tết liên quan;

+ Sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao;

+ Sản xuất đồ chơi;

+ Sản xuất kim loại: chỉ tiếp nhận một số dự án có công nghệ hiện đại, tiết kiệm năng lượng;

+ Sản xuất vật liệu xây dựng: chỉ khuyến kích tiếp nhận các dự án sản xuất vật liệu xây dựng không nung (không tiếp nhận dự án gạch đất sét nung);

+ Sản xuất sản phẩm thuốc lá (có điều kiện kèm theo Nghị định số 119/2007/BĐ-CP ngày 18/7/2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá);

+ Hoạt động thu gom, xử lý, tái chế rác thải: chỉ tiếp nhận 01 dự án thu gom, vận chuyển và xử lý các loại chất rắn phát sinh trong khu công nghiệp Phước Đông với công nghệ xử lý hiện đại, khép kín đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.

IV. Khu công nghiệp TMTC

- Ngành sản xuất, chế biến thực phẩm

+ Sơ chế, chế biến lương thực, thực phẩm;

+ Sản xuất, chế biến dầu ăn;

+ Sản xuất bánh kẹo;

+ Sản xuất bột ngọt và hương liệu;

- Ngành nghề chế biến thức ăn chăn nuôi

+ Chế biến thức ăn chăn nuôi.

- Ngành giấy và văn phòng phẩm:

+ Sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy (không sản xuất bột giấy);

+ Sản xuất văn phòng phẩm;

- Ngành nghề dệt – may – nhuộm:

+ Nhuộm các sản phẩm được sản xuất tại các nhà máy trong KCN

- Ngành cơ khí, luyện kim:

+ Chế tạo máy móc, thiết bị, công cụ

+ Sản xuất, lắp ráp xe máy, xe đạp (công đoạn xi mạ chỉ thực hiện hoàn thiện sản phẩm, chiếm tỉ lệ nhỏ trong quy trình sản xuất và sử dụng công nghệ hiện đại)

- Ngành hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm, nhựa, chất dẻo:

+ Sản xuất hóa mỹ phẩm;

+ Sản xuất dược phẩm;

+ Sản xuất các sản phẩm nhựa, hạt nhựa;

+ Sản xuất, chế tạo và pha chế các loại hóa chất (không phát sinh nước thải).

- Ngành sản xuất vật liệu xây dựng:

+ Chỉ khuyến khích tiếp cận các dự án sản xuất vật liệu xây dựng không nung, áp dụng công nghệ hiện đại (không tiếp nhận dự án gạch đất nung)

- Ngành khác:

+ Sản xuất mực in, vật liệu ngành in;

+ Sản xuất thiết bị y tế;

+ Sản xuất đồ dùng thể thao, đồ chơi trẻ em, đồ dùng văn phòng.

V. Khu công nghiệp Chà Là

- Công nghiệp chế biến, chế tạo:

+ Chế biến và bảo quản rau quả, sản xuất thực phẩm khác (các lọai bánh từ bột);

+ Sản xuất giường, tủ, bàn ghế;

+ Sản xuất hàng dệt (không nhuộm);

+ Sản xuất sản phẩm từ plastic;

+ Sản xuất thiết bị điện, phương tiện và thiết bị vận tải;

+ Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học;

+ Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại, gia công kim loại, gia công cơ khí (có xi mạ);

+ Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy: sản xuất bao bì bằng giấy, bìa (không sản xuất bột giấy);

- Ngành nghề công nghệ cao:

+ Vi điện tử, quang điện tử, công nghệ thông tin, viễn thông;

+ Gia công cơ khí chính xác và tự động hóa, chế tạo robot;

+ Công nghệ sinh học áp dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, y tế và môi trường;

+ Vật liệu mới, công nghệ nano, năng lượng mới.

* Các ngành nghề thu hút bổ sung theo quy định của tỉnh

+ Dược, thiết bị y tế;

+ Sản xuất vật liệu mới, vật liệu xây dựng, phụ gia xây dựng, cấu kiện ngành xây dựng;

+ Chế tác trang sức;

+ Lắp ráp xe đạp, xe máy, ô tô, các phương tiện vận tải chuyên dùng;

+ Sản xuất linh kiện, thiết bị và máy công -  nông – ngư nghiệp; linh kiện thiết bị điện;

+ Sản xuất các sản phẩm gia dụng và thủ công mỹ nghệ;

+ Hóa chất các loại (không phát sinh nước thải).

VI. Khu chế xuất và công nghiệp Linh Trung III

- Các ngành nghề sản xuất

+ Công nghiệp điện, điện tử và thiết bị thông tin;

+ Công nghiệp cơ khí và chế tạo máy móc;

+ Công nghiệp lắp ráp phương tiện vận chuyển;

+ Công nghiệp sản xuất dược liệu, dược phẩm và dụng cụ y tế;

+ Công nghiệp mỹ phẩm và hương liệu;

+ Công nghiệp cao su và nhựa;

+ Công nghiệp sản xuất dụng cụ thể thao và đồ chơi trẻ em;

+ Công nghiệp sản xuất giày và phụ kiện ngành giày;

+ Công nghiệp giấy và bao bì giấy;

+ Công nghiệp chế biến gỗ và vật dụng trang trí nội thất;

+ Công nghiệp dệt, may mặc, thêu, đan;

+ Công nghiệp da, lông động vật và giả da;

+ Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống;

+ Công nghiệp sản xuất kính, gốm sứ, gạch, đá và vật liệu xây dựng;

+ Công nghiệp sản xuất nữ trang, đồ trang sức, hàng thủ công mỹ nghệ;

+ Công nghiệp sản xuất các vật dụng văn phòng phẩm;

+ Công nghệ thông tin và kỹ thuật cao, công nghệ sinh học;

+ Ngân hàng, dịch vụ, thương mại, đào tạo phục vụ sản xuất và đời sống công nhân.

* Các ngành nghề thu hút khác

+ Sản xuất cáp và vật liệu viễn thông.

+ Công nghiệp hóa chất (sản xuất hóa chất cơ bản; sản xuất sơn, véc ni và các chất sơn, quét tương tự, ma tít; sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vi sinh).

+ Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột.

+ Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản.

+ Công nghệ môi trường.

+ Sản xuất, gia công đồ dùng cho vật nuôi.

+ Sản xuất nước khoáng, nước tinh khiết đóng chai.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây