A. Dự báo tình hình kinh tế thế giới và trong nước
Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025. Dự báo tình hình quốc tế, trong nước có những cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức dự báo nhiều hơn. Dịch COVID-19 còn có thể kéo dài, dự kiến diễn biến phức tạp, có mức độ nguy hiểm hơn. Quá trình phục hồi và tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2022 được dự báo thấp hơn năm 2021. Các yếu tố về: chính sách kiểm soát lạm phát, an toàn tài chính; biến đổi khí hậu; thời tiết cực đoan; các dịch bệnh;… là những rủi ro ảnh hưởng tới sự phục hồi kinh tế thế giới và trong nước.
Tỉnh ta tiếp tục đối mặt với không ít khó khăn, thách thức: dịch bệnh trên người, trên cây trồng, vật nuôi còn diễn biến phức tạp; quy mô kinh tế, năng lực cạnh tranh của tỉnh chưa cao; nguồn lực đầu tư còn hạn chế;… Kinh tế tỉnh Tây Ninh năm 2022 dự báo rất khó khăn, ảnh hưởng của dịch bệnh nên sản xuất kinh doanh chậm phục hồi, tốc độ tăng trưởng thấp.
B. Dự toán thu, chi ngân sách
Năm 2022 là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025 và Kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021-2025 tỉnh Tây Ninh, là năm đầu của thời kỳ ổn định NSNN mới, nên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của cả giai đoạn 2021-2025. Cùng với dự báo tình hình kinh tế thế giới, trong nước, xác định mục tiêu ngân sách nhà nước năm 2022 là: Huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phòng, chống, kiểm soát dịch COVID-19, tận dụng tốt các cơ hội thúc đẩy, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội; tiếp tục cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ chính quyền địa phương, bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách cấp tỉnh; đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa gắn liền với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đổi mới khu vực sự nghiệp công lập, siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính – ngân sách, triệt để tiết kiệm chi ngân sách nhà nước.
Căn cứ số Chính phủ trình Quốc hội về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2022 cho địa phương;
Căn cứ tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2021 và phương hướng nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2022; các chế độ, chính sách nhà nước hiện hành. Dự toán NSNN năm 2022 phân bổ như sau:
I. Về thu NSNN: Tổng thu NSNN trên địa bàn là 10.020 tỷ đồng, tăng 0,1% so ước thực hiện năm 2021 và giảm 4,6% so dự toán năm 2021, bao gồm:
- Thu nội địa: 8.720 tỷ đồng, tăng 0,1% so ước thực hiện năm 2021 và giảm 8,2% so dự toán năm 2021, tăng 588 tỷ đồng so số Trung ương giao.
- Thu thuế xuất, nhập khẩu (Hải quan thu): 1.300 tỷ đồng, bằng ước thực hiện năm 2021, tăng 30% so dự toán năm 2021 và tăng 150 tỷ đồng so số Trung ương giao.
II. Về chi ngân sách: Tổng chi ngân sách địa phương là 10.398 tỷ đồng, giảm 9,9% so dự toán năm 2021, bao gồm:
- Chi cân đối ngân sách: 9.368,4 tỷ đồng, giảm 9,2% so dự toán năm 2021.
- Chi các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ: 1.029,6 tỷ đồng, giảm 16,1% so dự toán năm 2021.
III. Cân đối ngân sách địa phương:
1. Tổng thu NSĐP................................................ 10.342,2 tỷ đồng.
- Thu cân đối NSĐP hưởng 100% và thu điều tiết......... 8.220 tỷ đồng.
- Thu bổ sung từ NSTW........................................... 2.122,2 tỷ đồng.
+ Bổ sung cân đối................................................ 1.092,6 tỷ đồng.
+ Bổ sung các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ..... 1.029,6 tỷ đồng.
2. Tổng chi NSĐP.................................................... 10.398 tỷ đồng.
- Chi cân đối Ngân sách địa phương.......................... 9.368,4 tỷ đồng.
Trong đó:
+ Chi đầu tư phát triển......................................... 3.230,4 tỷ đồng.
+ Chi thường xuyên.............................................. 5.950,1 tỷ đồng.
- Chi các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ................ 1.029,6 tỷ đồng.
3. Bội chi NSĐP......................................................... 55,8 tỷ đồng.
IV. Những giải pháp chủ yếu thực hiện nhiệm vụ NSNN năm 2022
Để hoàn thành nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước năm 2022, cần quán triệt và thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:
1. Về thu NSNN
Các ngành, các cấp phải triển khai nhiệm vụ thu ngay từ đầu năm, thực hiện có hiệu quả Luật quản lý thuế, bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, trong đó, tập trung khai thác nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh;
Tiếp tục triển khai mạnh mẽ cải cách thủ tục hành chính về thuế, đẩy mạnh điện tử hóa quản lý thuế; Tăng cường chống thất thu qua công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi trốn, lậu thuế, chuyển giá, làm giá, bảo vệ thị trường và người tiêu dùng; các hoạt động thu phạt vi phạm hành chính; đôn đốc thu hồi nợ thuế. Quản lý chặt chẽ công tác kê khai, nộp thuế, đôn đốc doanh nghiệp nộp đúng, đủ, kịp thời các khoản thu vào ngân sách nhà nước.
Chủ động khai thác các khoản thu từ đất, các khoản thu từ hoạt động khai thác khoáng sản. Tháo gỡ, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển ổn định, vững chắc, thu hút đầu tư, tăng thêm năng lực sản xuất mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu vững chắc.
Công tác thông tin, tuyên truyền chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế ở tất cả các khâu, các bộ phận. Kịp thời biểu dương thành tích của các tổ chức, cá nhân có ý thức chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế, có đóng góp số thu lớn cho ngân sách nhà nước.
2. Về chi ngân sách
2.1. Chi đầu tư xây dựng cơ bản
Thực hiện quản lý phân khai vốn đầu tư xây dựng cơ bản đảm bảo theo Luật Đầu tư công, các chủ đầu tư tập trung triển khai thực hiện dự án, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản đảm bảo đúng quy định. Đối với vốn đầu tư XDCB từ nguồn thu hoạt động Xổ số kiến thiết được sử dụng để đầu tư các công trình phúc lợi xã hội; trong đó tập trung cho các lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề, y tế, hạ tầng nông nghiệp, nông thôn theo quy định.
Đẩy mạnh cơ cấu lại chi đầu tư công, tập trung, ưu tiên công trình trọng điểm, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, tránh thất thoát, lãng phí, phát huy vai trò đầu tư công làm vốn mồi để thu hút các nguồn lực xã hội.
Quản lý, kiểm soát chặt chẽ nợ chính quyền địa phương. Bố trí thanh toán trả nợ đầy đủ, đúng hạn.
2.2. Chi thường xuyên
Nâng cao hiệu quả quản lý, phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước; triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, bảo đảm tính bền vững, an ninh, an toàn tài chính. Tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng bền vững, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng. Tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; triệt để tiết kiệm các khoản chi chưa thực sự cấp thiết, các khoản kinh phí tổ chức hội nghị, công tác phí trong và ngoài nước, mua sắm các trang thiết bị đắt tiền. Ưu tiên dành nguồn thực hiện các chính sách an sinh xã hội, bảo đảm các nhiệm vụ về an ninh – quốc phòng, các dịch vụ quan trọng, thiết yếu.
Thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính – ngân sách nhà nước, tăng cường kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách nhà nước, nhất là trong các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, lãng phí.
Đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu theo các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương: Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
2.3. Công tác thanh tra, kiểm tra
- Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Giám đốc các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn thực hiện tốt chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng có hiệu quả tài sản công, sử dụng kinh phí nhà nước đúng định mức, chế độ theo quy định. Cơ quan Tài chính, Kho bạc nhà nước thực hiện tốt việc quản lý và kiểm soát chi đối với các đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách đúng quy định.
- Các cơ quan thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành cần tăng cường công tác thanh kiểm tra đối với các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN, qua đó kịp thời chấn chỉnh, xử lý các biểu hiện tiêu cực, lãng phí, tham nhũng.
- Thực hiện công khai tài chính ở các ngành, các cấp, các doanh nghiệp nhà nước theo đúng quy định.
DANH MỤC
MẪU BIỂU CÔNG KHAI DỰ TOÁN NĂM 2022
TRÌNH HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
STT | Tên Báo cáo | Năm báo cáo |
Biểu mẫu | Số Quyết định/ Văn bản công bố |
Ngày công bố |
Đường dẫn toàn văn |
1 | Cân đối ngân sách địa phương năm 2022 | 2022 | 33/CK-NSNN | 506/BC-UBND | 07/12/2021 | DT-2022-N-B33-TT343-72 |
2 | Cân đối nguồn thu, chi dự toán ngân sách cấp tỉnh và ngân sách huyện năm 2022 | 2022 | 34/CK-NSNN | 506/BC-UBND | 07/12/2021 | DT-2022-N-B34-TT343-72 |
3 | Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2022 | 2022 | 35/CK-NSNN | 506/BC-UBND | 07/12/2021 | DT-2022-N-B35-TT343-72 |
4 | Dự toán chi ngân sách địa phương, chi ngân sách cấp tỉnh và chi ngân sách huyện theo cơ cấu chi năm 2022 | 2022 | 36/CK-NSNN | 506/BC-UBND | 07/12/2021 | DT-2022-N-B36-TT343-72 |
5 | Dự toán chi ngân sách cấp tỉnh theo từng lĩnh vực năm 2022 | 2022 | 37/CK-NSNN | 506/BC-UBND | 07/12/2021 | DT-2022-N-B37-TT343-72 |
6 | Dự toán chi ngân sách cấp tỉnh cho từng cơ quan, tổ chức năm 2022 | 2022 | 38/CK-NSNN | 506/BC-UBND | 07/12/2021 | DT-2022-N-B38-TT343-72 |
7 | Dự toán chi đầu tư phát triển của ngân sách cấp tỉnh cho từng cơ quan, tổ chức theo lĩnh vực năm 2022 | 2022 | 39/CK-NSNN | 506/BC-UBND | 07/12/2021 | DT-2022-N-B39-TT343-72 |
8 | Dự toán chi thường xuyên của ngân sách cấp tỉnh cho từng cơ quan, tổ chức theo lĩnh vực năm 2022 | 2022 | 40/CK-NSNN | 506/BC-UBND | 07/12/2021 | DT-2022-N-B40-TT343-72 |
9 | Tỷ lệ phần trăm (%) các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương năm 2022 | 2022 | 41/CK-NSNN | 506/BC-UBND | 07/12/2021 | DT-2022-N-B41-TT343-72 |
10 | Dự toán thu, số bổ sung và dự toán chi cân đối ngân sách từng huyện năm 2022 | 2022 | 42/CK-NSNN | 506/BC-UBND | 07/12/2021 | DT-2022-N-B42-TT343-72 |
11 | Dự toán chi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách từng huyện năm 2022 | 2022 | 43/CK-NSNN | 506/BC-UBND | 07/12/2021 | DT-2022-N-B43-TT343-72 |
12 | Dự toán chi chương trình mục tiêu quốc gia ngân sách cấp tỉnh và ngân sách huyện năm 2022 | 2022 | 44/CK-NSNN | 506/BC-UBND | 07/12/2021 | DT-2022-N-B44-TT343-72 |
13 | Danh mục các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước năm 2022 | 2022 | 45/CK-NSNN | 506/BC-UBND | 07/12/2021 | DT-2022-N-B45-TT343-72 |