Như vậy, Tây Ninh hiện còn 2 xã thuộc vùng có dịch cúm gia cầm là Long Thuận và Lợi Thuận (đều thuộc huyện Bến Cầu). Theo Chi cục Thú y, hiện toàn tỉnh chỉ phát hiện 4 hộ có gia cầm (gà) và thuỷ cầm (vịt) mắc bệnh cúm gia cầm với số lượng chết và tiêu huỷ là 2.700 con.
![]() |
Phun thuốc sát trùng ở chợ Biên Giới (Châu Thành) |
“Dù không phát hiện ổ dịch mới nhưng trong thời gian gần đây, ngành Thú y liên tục tăng cường các biện pháp phòng dịch. Trong đó, ngành đã tập trung làm tốt công tác tiêm phòng bao vây vùng dịch, xem đây là một biện pháp khả thi nhằm ngăn chặn dịch cúm lây lan trên diện rộng. Đến ngày 15.3, huyện Bến Cầu đã có 17.663 con gia cầm được tiêm ngừa cúm A/H5N1”, ông Mấy cho biết.
Từ khi phát hiện có dịch cúm gia cầm vào đầu năm nay, Chi cục Thú y đã phân bổ 511.500 liều vắc-xin cúm gia cầm về các trạm thú y để tiến hành tiêm phòng cho đàn gia cầm. Đến ngày 15.3, hầu hết các huyện đều đã triển khai tiêm phòng cho đàn gia cầm với số lượng vắc-xin đã được tiêm là 273.542 liều. Trảng Bàng là huyện triển khai thực hiện nhanh nhất với gần 108.000 liều vắc-xin; Thị xã tiêm được ít nhất với 6.000 liều.
Song song với công tác tiêm phòng, nhiều ngày qua, ngành Thú y cũng đã liên tục tăng cường phun thuốc tiêu độc sát trùng chuồng trại chăn nuôi và khu vực buôn bán, giết mổ. Đã có 12.721 hộ chăn nuôi gia đình, 24 cơ sở giết mổ, 60 chợ và 65 điểm công cộng được phun thuốc tiêu độc khử trùng.
Theo BTNO
Ý kiến bạn đọc