Bộ đội Biên phòng đấu tranh phòng chống mua bán người

Thứ ba - 26/11/2013 00:00 51 0
Tình hình mua bán phụ nữ trẻ em trên các tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia trong thời gian qua vẫn tiếp tục diễn biễn phức tạp, trọng điểm là khu vực biên giới các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Long An, An Giang, Kiên Giang, TP. HCM…

 

 

Thời gian qua, Bộ đội Biên phòng đã chỉ đạo các đơn vị điều tra, khảo sát toàn diện tình hình liên quán đến buôn bán phụ nữ, trẻ em. Qua ĐTCB đã thu thập tài liệu bổ sung 40 hồ sơ địa bàn nội biên, 15 địa bàn ngoại biên, 8 tuyến buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới; 687 người đi khỏi nơi cư trú không rõ nguyên nhân trong đó có 678 người nghi bị buôn bán; 446 phụ nữ khu vực biên giới lấy chồng nước ngoài, nay có một số thường xuyên trở về thăm thân, có biểu hiện nghi vấn móc nối buôn bán phụ nữ, trẻ em; trên 100 cơ sở kinh doanh nhà hàng, khách sạn, vũ trường với trên 100 chủ chứa ở nội và ngoại biên có biểu hiện hoạt động mại dâm và là nơi chứa chấp nạn nhân của hoạt động buôn bán phụ nữ, trẻ em.

Bộ đội Biên phòng các tỉnh đã xác lập và đấu tranh một số chuyên án, các kế hoạch nghiệp vụ, triệt phá các đường dây, bắt 8 vụ/12 đối tượng, giải cứu 26 nạn nhân. Khởi tố, điều tra 8 vụ/12 đối tượng (năm 2012 bắt 5 vụ/8 đối tượng, giải cứu 20 nạn nhân; năm 2013 bắt 3 vụ/4 đối tượng, giải cứu 6 nạn nhân. Ngoài ra, các đồn biên phòng phối hợp cùng với các ngành chức năng làm tốt công tác tiếp nhận ban đầu (30 nạn nhân), cùng chính quyền địa phương tạo điều kiện cho nạn nhân sớm ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng.

Nhìn chung những năm qua BĐBP đã quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc các quyết định, chỉ thị của Chính phủ, pháp luật nhà nước, chỉ đạo của BCĐ 130/CP, xác định công tác đấu tranh phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em là nhiệm vụ chính trị gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới. Công tác đấu tranh trấn áp tội phạm đã đạt một số kết quả, đánh trúng một số ổ nhóm, đường dây, góp phần cùng lực lượng chức năng ngăn chặn, kiềm chế hoạt động của tội phạm, nhưng tình hình buôn bán phụ nữ, trẻ em vẫn chưa có chiều hướng giảm.

Tuy nhiên, bọn tội phạm luôn thay đổi phương thức, thủ đoạn để đối phó với các cơ quan, chức năng, chúng hoạt động trên diện rộng, có sự móc nối chặt chẽ giữa các đối tượng từ nội địa đến khu vực biên giới và ngoại biên. Do đó, việc nắm tình hình trao đổi thông tin giữa các lực lượng chức năng trong nước và nước ngoài còn hạn chế, chưa kịp thời. Mặt khác, đời sống nhân dân KVBG còn nhiều khó khăn, thiếu việc làm đã tạo môi trường thuận lợi cho bọn tội phạm lôi kéo, lừa bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới. Công tác tiếp nhận lập hồ sơ ban đầu với các nạn nhân được phía bạn trao trả hoặc giải cứu còn gặp nhiều khó khăn một số nạn nhân do mặc cảm với hoàn cảnh của mình nên khai quê quán, tên tuổi không đúng với cơ quan chức năng gây khó khăn cho công tác tiếp nhận và giải quyết của lực lượng BĐBP. Ngoài ra lực lượng BĐBP kinh phí phục vụ cho công tác tiếp nhận ban đầu hầu như không có khi vụ việc xảy ra thì phải tùy cơ ứng biến, nhà để cho nạn nhân lưu trú trong thời gian chờ các cơ quan tiếp nhận không có (chỗ ăn, ở) vì không có kinh phí mà nếu có thì xây dựng xong có đơn vị hầu như cả năm không có tiếp nhận vụ việc nào cho nên gặp rất nhiều khó khăn cho lực lượng BP trong công tác tiếp nhận và xử lý ban đầu.

Bên cạnh đó, công tác quản lý biên giới của BĐBP cũng như việc phối hợp giữa các lực lượng chức năng chưa chặt chẽ, chưa tạo được thế chủ động trong phòng ngừa, đấu tranh. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân KVBG chưa có chiều sâu, kết quả hạn chế, nhất là vùng sâu, vùng xa. Lực lượng đấu tranh chống tội phạm của BĐBP còn mỏng, chưa có lực lượng chuyên trách, đảm bảo kinh phí, phương tiện kĩ thuật chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao.

MN

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây