Đồng thời, cũng là năm cả nước nói chung, tỉnh Tây Ninh nói riêng chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 với biến chủng Delta có tốc độ lây nhiễm cao. Tác động của đại dịch đến tất cả các lĩnh vực của đời sống, xã hội. Công tác phòng, chống dịch Covid-19 được đặt lên hàng đầu với sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân, từ đó kiềm chế, kiểm soát dịch bệnh, tạo điều kiện khôi phục sản xuất kinh doanh, khôi phục kinh tế trên địa bàn.
Theo đánh giá của UBND tỉnh, năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng tiếp tục có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động để đổi mới công tác thi đua - khen thưởng. UBND tỉnh đã tổ chức nhiều phong trào thi đua hiệu quả, toàn diện, vừa thực hiện "nhiệm vụ kép", chống dịch Covid-19 vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội, ứng phó với dịch bệnh Covid-19 được sự tham gia hưởng ứng của đông đảo nhiều tầng lớp nhân dân.
Nội dung thi đua phong phú trên nhiều lĩnh vực, tạo động lực mạnh mẽ trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền các cấp địa phương vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ năm 2021. Công tác thi đua, khen thưởng đã trở thành động lực thúc đẩy và góp phần không nhỏ trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị đề ra.
Phong trào thi đua đặc biệt "Cả nước đoàn kết chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19"
Trong thời gian cả tỉnh dồn sức thực hiện công tác phòng, chống dịch, phong trào thi đua đặc biệt "Cả nước đoàn kết chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19" do Thủ tướng Chính phủ phát động được cụ thể hóa thành "Tây Ninh đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19" được hưởng ứng hết sức mạnh mẽ.
Lập chốt kiểm soát trên địa bàn thị xã Hòa Thành khi dịch tăng cao vào tháng cuối tháng 5/2021
Các lực lượng ở huyện Dương Minh Châu tham gia kiểm soát người ra vào tại các chốt chống dịch
Tỉnh thực hiện nghiêm các chỉ đạo trong phòng, chống dịch Covid-19 trong từng giai đoạn cụ thể, làm tốt phương châm "4 tại chỗ", thành lập thêm 30 tổ chốt chặn trên tuyến biên giới, nâng tổng số lên 159 điểm chốt cố định và 32 tổ cơ động nhằm ngăn chặn người xuất, nhập cảnh trái phép. Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã sắp xếp, bố trí công việc phù hợp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc, không tổ chức các cuộc họp, hội nghị chưa thật sự cần thiết, chuyển sang họp trực tuyến. Tổ chức các hoạt động kinh doanh, vận tải hành khách đảm bảo theo khuyến cáo của ngành y tế. Điều tiết, dừng, giảm một số loại hình vận tải hành khách đi, đến một số địa phương để đảm bảo phòng, chống dịch.
Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch theo Bộ Tiêu chí an toàn tại nơi làm việc, xây dựng kế hoạch đảm bảo cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân theo từng cấp độ, diễn biến của dịch bệnh ở các địa bàn thực hiện phong tỏa, giãn cách.
Phong trào thi đua đặc biệt "Tây Ninh đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19" nhằm đề cao tinh thần thi đua. khuyến khích sáng tạo, phát huy sáng kiến, huy động mọi nguồn lực, đề xuất các giải pháp và biện pháp trên mọi lĩnh vực để đẩy lùi dịch bệnh, hạn chế thiệt hại về người và tài sản.
Phong trào "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới"
Năm 2021, tỉnh tiếp tục đầy mạnh nhiều hoạt động trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới gắn với Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" trên địa bàn tỉnh.
Điểm mới trong phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới trên địa bàn là tỉnh đã phân công các khối Thi đua hỗ trợ, đỡ đầu các xã trong xây nông thôn mới, đồng thời giao các ngành tham mưu UBND tỉnh phát động các phong trào thi đua chuyên đề trong xây dựng nông thôn mới.
Các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh đã xác định rõ cách làm, lộ trình phù hợp với điều kiện của mình; đồng thời, tập trung phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là vai trò của Chi bộ ấp, khu dân cư và vai trò chủ thể trực tiếp của từng hộ dân tham gia thực hiện phong trào thi đua. Các ngành, các địa phương đã tập trung phát động nhiều phong trào thi đua và triển khai sâu rộng đến tận cấp cơ sở với nội dung, hình thức phong phú theo phương châm "Phát huy nội lực là chính". Nhiều phong trào thi đua cụ thể được tỉnh phát động mang lại hiệu quả thiết thực như: phong trào giải phóng mặt bằng, thu hút đầu tư, thi đua xây dựng đường giao thông nông thôn, liên ấp, liên xã; thi đua nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ để hội nhập quốc tế, Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP)... được các tổ chức đoàn thể, hội quần chúng và nhân dân đồng tình, hưởng ứng tích cực, góp phần làm cho diện mạo nông thôn tỉnh nhà ngày càng đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn được cải thiện rồ rệt.
Thu hoạch lúa bằng cơ giới trên địa bàn thị xã Trảng Bàng
Song song đó, tỉnh tiếp tục triển khai mô hình thí điểm khu dân cư kiểu mẫu và Khu sản xuất kiểu mẫu; thực hiện sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019-2025; tổ chức nhiều hình thức giới thiệu các sản phẩm từ nông nghiệp đặc trưng của tỉnh như: bánh tráng phơi sương, mãng cầu Bà Đen, muối ớt tôm, muối tiêu, chao, nem chả, trầm hương, yến sào, rượu...Đẩy mạnh đổi mới và phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu; ứng dụng mạnh công nghệ thông tin trong nông nghiệp như truy xuất nguồn gốc, điều khiển tự động, sản xuất thông minh. Tăng cường kêu gọi đầu tư thực hiện các Dự án phát triển nông nghiệp công nghệ cao, phát triển các sản phẩm có giá trị cao liên kết theo chuỗi giá trị.
Năm 2021, tỉnh Tây Ninh đề ra chỉ tiêu tiếp tục duy trì các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu thêm 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới và thành phố Tây Ninh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Đến cuối năm 2021, toàn tỉnh có 55/71 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 77,5% tổng số xã; phấn đấu có 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, lũy kế đến cuối năm 2021 có 8/71 xã đạt chuẩn, chiếm 11,2% tổng số xã.
Với phong trào "Tây Ninh chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau", mỗi địa phương trên địa bàn tỉnh đã xây dựng phương án trợ giúp cụ thể cho từng gia đình, tùy theo nhu cầu như hỗ trợ về giống chăn nuôi, vốn buôn bán nhỏ hay cho mượn đất sản xuất để hộ nghèo tự sản xuất, buôn bán ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Riêng đối với những hộ thuộc diện nghèo vĩnh viễn, tỉnh chủ trương chuyển sang cho hưởng trợ cấp xã hội để ổn định cuộc sống.
Tỉnh đã công nhận một số mô hình giảm nghèo hiệu quả gắn với cộng đồng, phù hợp với điều kiện cụ thể về đất đai, phong tục, tập quán văn hóa của người dân từng địa phương; tăng cường áp dụng khoa học, công nghệ để nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm… Năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 0,29%, vượt kế hoạch đề ra.
Kết quả thực hiện các phong trào thi đua của tỉnh phát động
Năm 2021, tỉnh phát động nhiều phong trào thi đua nổi bật như: phong trào thi đua "Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông"; "Giải ngân vốn đầu tư công"; "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc"; "Xây dựng chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh Tây Ninh"; "Thi đua thực hiện thắng lợi cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026"; "Thi đua thực hiện tốt công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng"...
Cầu An Hòa được thi công nhanh chóng nhờ công tác giải phóng mặt bằng được thực hiện tốt
Đồng thời, tiếp tục triển khai nhiều phong trào thi đua tiêu biểu như: thi đua thực hiện 03 chương trình đột phá (Xây dựng kết cấu hạ tầng; Phát triển nguồn nhân lực; Cải cách hành chính), 05 nhóm giải pháp gắn liền với việc "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" làm nòng cốt; thực hiện Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" và phong trào thi đua "Đoàn kết, sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế", "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", "Toàn dân chung tay chống rác thải nhựa", "Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả"...
Nội dung của các phong trào thi đua tập trung vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn, nâng cao đạo đức, thái độ trách nhiệm thực thi công vụ gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa'' trong nội bộ theo tinh thần Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 30/10/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
Trong tổ chức phong trào thi đua, mỗi ngành, địa phương đều chọn nội dung, chủ đề cụ thể gắn với nhiệm vụ chính trị, nhằm tạo động lực thúc đẩy việc thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra.
Tiêu biểu như phong trào thi đua "Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"; các phong trào "Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật", "Liên kết phát triển sản xuất"… Các cấp Hội Nông dân tiếp tục triển khai có hiệu quả phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững"; Liên đoàn Lao động tỉnh với phong trào thi đua "Lao động giỏi, Lao động sáng tạo", "Giỏi việc nước, đảm việc nhà", "Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, phòng chông cháy nổ"; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng gia đình "05 không, 03 sạch", Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với phong trào thi đua "xung kích, đồng hành", "xây dựng hình mẫu thanh niên Việt Nam thời kỳ mới"; Lực lượng Công an, Quân sự, Biên phòng tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc", "Vì chủ quvền, an ninh biên giới Quốc gia", "Toàn dân tham gia bảo vệ đường biên, cột môc", "Điểm sáng văn hóa biên giới" và nhiều đợt thi đua đột kích.
Điểm chung của các phong trào thi đua là thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ chính trị gắn với việc đẩy mạnh "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", đặc biệt là Chuyên đề năm 2021 "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc", triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua "Tây Ninh chung sức xây dựng nông thôn mới" năm 2021 gắn với Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", "Tây Ninh chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau", "Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển", "Cán bộ, công chức, viên chức Tây Ninh thi đua thực hiện văn hóa công sở" gắn với việc thực hiện Cuộc vận động "05 không" trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là phong trào thi đua thực hiện thắng lợi "nhiệm vụ kép" là vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội, ứng phó với dịch bệnh Covid-19.
Anh Huỳnh Trung Quốc (bìa trái)- Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam xã Phước Ninh (huyện Dương Minh Châu) nhận Giải thưởng 15/10 của Trung ương Hội LHTN Việt Nam
Từ đó, đã xuất hiện nhiều mô hình mới, gương điển hình tiêu biểu như Công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết Tây Ninh - Đơn vị tích cực ủng hộ trong phòng, chống dịch Covid-19 và thực hiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh; anh Huỳnh Trung Quốc - Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam xã Phước Ninh (huyện Dương Minh Châu) nhận Giải thưởng 15/10 của Trung ương Hội LHTN Việt Nam; ông Võ Tấn Lộc - Bí thư Đoàn Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (huỵện Gò Dầu) được nhận Giải thưởng "Thanh niên sống đẹp" năm 2021; bà Cao Hồng Thảo - Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phường Long Thành Bắc (thị xã Hòa Thành) đã tham mưu thực hiện Mô hình "Bữa cơm 0 đồng" phát huy hiệu quả tích cực trong công tác an sinh xã hội trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19...
Năm 2022, tỉnh tiếp tục quán triệt sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng; tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức tổ chức, phát động phong trào thi đua, chống bệnh hình thức trong phong trào thi đua, các chỉ tiêu thi đua phải phù hợp với từng đối tượng và tình hình thực tế; phát huy vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền, người đứng đầu, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức quần chúng trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, đôn đốc, nhắc nhở các tập thể, cá nhân tích cực tham gia phong trào thi đua, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.
Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác khen thưởng, thực hiện công khai, dân chủ, kịp thời, bảo đảm tính chính xác, hiệu quà, phù hợp thành tích; chuyển trọng tâm khen thưởng cho các tập thể nhỏ, cá nhân là công nhân, nông dân, đoàn viên, hội viên, xã viên hợp tác xã, người lao động trục tiếp sản xuất, kinh doanh...
Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin; chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, biểu dương các điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực.
Hoàng Giang