Chủ động thích ứng quá trình già hoá dân số

Thứ sáu - 13/10/2017 11:00 80 0
ăng ít nhất hai lần số NCT cô đơn không nơi nương tựa, không còn khả năng tự chăm sóc... được chăm sóc trong các cơ sơ CSSK tập trung so với năm 2016. Ðáng chú ý là sẽ tập trung nâng cao năng lực khám, chữa bệnh cho các khoa lão của bệnh viện (BV) đa khoa tuyến tỉnh và BV Lão khoa Trung ương.

Chủ động thích ứng quá trình già hoá dân số

Già hoá  dân số là một vấn đề mang tính quốc tế và là mối quan tâm của các nhà lãnh đạo trên thế giới”.

ăng ít nhất hai lần số NCT cô đơn không nơi nương tựa, không còn khả năng tự chăm sóc... được chăm sóc trong các cơ sơ CSSK tập trung so với năm 2016. Ðáng chú ý là sẽ tập trung nâng cao năng lực khám, chữa bệnh cho các khoa lão của bệnh viện (BV) đa khoa tuyến tỉnh và BV Lão khoa Trung ương. 

Kỷ niệm 27 năm Ngày quốc tế Người cao tuổi (NCT) 1.10.2017, Liên hiệp quốc đã thông báo chủ đề: “Bước vào tương lai: Khai thác tài năng, huy động sự đóng góp và tham gia của người cao tuổi trong xã hội”. Tổng cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình Việt Nam cũng đề ra chủ đề là: “Chủ động thích ứng với quá trình già hoá dân số”, với mong muốn các bộ, ngành, đoàn thể, các tỉnh/thành phố, các cơ quan truyền thông đại chúng đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, tạo môi trường xã hội đồng thuận và phong trào toàn xã hội tham gia chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của NCT, năm 1982, lần đầu tiên Liên Hiệp quốc (LHQ) đã tiến hành Ðại hội thế giới về NCT tại nước Cộng hoà Áo. Hơn 3.000 đại biểu của hầu hết các nước trên thế giới tham dự, trong đó có đại biểu của Việt Nam.

Hội nghị đã thông qua chương trình hành động quốc tế về NCT và khuyến nghị chính phủ và nhân dân các nước quan tâm giải quyết từng bước những vấn đề về NCT căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của nước mình, tập trung vào 6 lĩnh vực chủ yếu: sức khoẻ và ăn uống; nhà ở và môi trường; gia đình; dịch vụ và bảo trợ xã hội; việc làm; nâng cao sự hiểu biết của NCT.

Năm 1990, nhằm tập trung sự quan tâm chú ý của thế giới về vấn đề NCT, Ðại hội đồng LHQ quyết định lấy ngày 1 tháng 10 hằng năm là ngày Quốc tế NCT, bắt đầu từ 1.10.1991. Năm 1991, LHQ thông qua những nguyên tắc đạo lí về NCT gồm 18 điểm thuộc 5 vấn đề: Quyền độc lập; quyền được tham gia; quyền được chăm sóc; quyền được phát triển bản sắc riêng và quyền được tôn trọng nhân phẩm.

Những năm tiếp theo, LHQ ban hành nhiều nghị quyết, chương trình, chủ đề hàng năm hướng về NCT. Ðặc biệt, năm 2002, tại thủ đô Ma-đrít (Tây Ban Nha), hội nghị quốc tế về NCT lần thứ hai đã thông qua “Chương trình hành động quốc tế về NCT 2002”, đã chú ý đến  thách thức của quá trình già hoá dân số ở các nước đang phát triển, nơi mà tỷ lệ NCT sẽ tăng đến 19% dân số vào năm 2050.

Chương trình được xây dựng theo ba hướng ưu tiên. Thứ nhất: NCT và sự phát triển, trong đó nhấn mạnh đến việc điều chỉnh các chính sách và thể chế xã hội. Thứ hai: Tăng cường sức khoẻ và chất lượng sống của NCT, trong đó nhấn mạnh nhu cầu về các chính sách nhằm tăng cường sức khoẻ ngay từ khi còn trẻ và trong suốt cuộc đời để đạt được một tuổi già khỏe mạnh. Thứ ba: Bảo đảm môi trường thuận lợi và hỗ trợ cho NCT.

Nhiều vấn đề đặt ra trong các chương trình hành động quốc tế, các nghị quyết của LHQ liên quan trong hơn 30 năm qua vẫn còn nguyên giá trị và mang tính thời sự cho mọi quốc gia như: Hướng tới một xã hội cho mọi lứa tuổi; xã hội cần có nhận thức tích cực về NCT; sự phát triển của cá nhân trong suốt cuộc đời; về mối liên quan giữa các thế hệ; về sự phát triển già đi của dân số; sự cần thiết của việc chủ động chuẩn bị cho tuổi già; về ba hướng ưu tiên trong “Chương trình hành động quốc tế NCT lần thứ hai năm 2002”.

Xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn và yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động vì NCT, ngày 25.4.2015 Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 544/QÐ-TTg lấy tháng 10 hằng năm là “Tháng hành động vì Người cao tuổi Việt Nam”. 

Báo cáo của Tổng cục DS-KHHGÐ Việt Nam cho thấy, mỗi năm thế giới có thêm khoảng 58 triệu người trên 60 tuổi, tức trung bình cứ 1 giây có 2 người bước vào tuổi lục tuần. Số NCT dự báo sẽ tăng từ 900 triệu người lên 2 tỷ vào năm 2050.

Chủ động thích ứng quá trình già hoá dân số

Ðáp ứng ngày càng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ dài hạn của NCT nhằm thích ứng giai đoạn già hoá dân số.

Việt Nam là nước có tốc độ già hoá dân số thuộc hàng nhanh nhất thế giới. Nước ta có khoảng 10,1 triệu NCT, tương đương khoảng 11%. Riêng số NCT từ 80 tuổi trở lên đã có 2 triệu người. Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hoá dân số từ năm 2011.

Nếu như các nền kinh tế phát triển mất vài thập kỷ, thậm chí hàng thế kỷ để chuyển từ giai đoạn già hoá dân số (nhóm dân số 60+ tuổi chiếm 10%) sang giai đoạn dân số già (nhóm dân số 60+ tuổi chiếm 20%) như Australia 73 năm, Hoa Kỳ 69 năm, Canada 65 năm… thì Việt Nam chỉ mất 22 năm. Dự báo đến năm 2030, tỷ trọng NCT Việt Nam chiếm 17% (19 triệu người) và sẽ nâng lên 25% vào năm 2050 (28 triệu người).

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn, già hoá dân số tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội như tăng trưởng kinh tế, đầu tư, tích luỹ, lao động, chăm sóc y tế, an sinh xã hội, thiết kế hạ tầng, dòng di cư quốc tế…

Ông Tuấn cho biết: “Ðiều này đặt ra những thách thức lớn, có tác động lâu dài cho đất nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó có công tác chăm sóc sức khoẻ NCT. Năm nay, Việt Nam với tư cách là nước chủ nhà của APEC.

Vì vậy, vấn đề già hoá dân số và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm, thúc đẩy già hoá khoẻ mạnh hướng tới một châu Á - Thái Bình Dương khoẻ mạnh đã được coi là một ưu tiên của APEC. Già hoá dân số là một vấn đề mang tính quốc tế và là mối quan tâm của các nhà lãnh đạo khu vực cũng như của thế giới”.

Hiện nay, 65,7% NCT ở Việt Nam sống ở nông thôn, là nông dân và làm nông nghiệp. Trong những năm qua, nhờ làm tốt những chính sách y tế, chăm sóc sức khoẻ, chất lượng sống của người dân được nâng lên, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam được nâng lên mức cao (73,4 tuổi) nhưng tuổi thọ khoẻ mạnh lại thấp (64 tuổi). Ðiều đó có nghĩa là chúng ta có khoảng 10 năm sống không khoẻ.

NCT Việt Nam cũng đối diện với gánh nặng bệnh tật kép, bị nhiều bệnh một lúc, đặc biệt là các bệnh mãn tính (tiểu đường, huyết áp…). Một nghiên cứu gần đây cho thấy, có đến hơn 67% NCT sống trong tình trạng sức khoẻ yếu, rất yếu. Ða số NCT gặp khó khăn về vật chất. Trong khi đó, hệ thống an sinh xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu của NCT; chưa có hệ thống chăm sóc dài hạn cho NCT; chưa có hệ thống cung ứng việc làm cho NCT...

Ðể có các giải pháp nhằm ứng phó một xã hội già hoá, ngày 30.12.2016, Bộ Y tế đã phê duyệt đề án “Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi giai đoạn 2017-2025”. Mục tiêu của đề án nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ NCT thích ứng giai đoạn già hoá dân số, góp phần thực hiện Chương trình hành động quốc gia về NCT, Chiến lược Dân số và sức khoẻ sinh sản, Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

Ðề án được triển khai trên toàn quốc, tập trung ở các tỉnh, thành phố có tỷ lệ NCT cao; vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; NCT có hoàn cảnh kinh tế - xã hội khó khăn. Ðề án được thực hiện từ 2017 đến 2025 và chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn 1 từ năm 2017 - 2020 tập trung chăm sóc sức khoẻ NCT tại cộng đồng.

Giai đoạn 2 từ 2021-2025 sẽ tổng kết giai đoạn 1, lựa chọn đẩy mạnh các hoạt động của đề án đã triển khai có hiệu quả trong giai đoạn 1; nhân rộng các mô hình chăm sóc sức khoẻ dài hạn cho NCT... Ðề án “Chăm sóc sức khoẻ NCT giai đoạn 2017 - 2025” đã đề ra các nhiệm vụ quan trọng để tiến tới tất cả NCT hoặc người thân trực tiếp chăm sóc NCT biết thông tin về già hoá dân số, quyền được chăm sóc sức khoẻ của NCT và các kiến thức chăm sóc sức khoẻ NCT.

Nâng cao sức khoẻ NCT trên cơ sở nâng cao kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu của NCT. Bảo đảm 80% số NCT được khám sức khoẻ định kỳ ít nhất một lần/năm và được lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khoẻ. Ðáp ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu chăm sóc sức khoẻ dài hạn của NCT tại gia đình, cộng đồng và trong cơ sở CSSK tập trung.

Tăng ít nhất hai lần số NCT cô đơn không nơi nương tựa, không còn khả năng tự chăm sóc... được chăm sóc trong các cơ sơ CSSK tập trung so với năm 2016. Ðáng chú ý là sẽ tập trung nâng cao năng lực khám, chữa bệnh cho các khoa lão của bệnh viện (BV) đa khoa tuyến tỉnh và BV Lão khoa Trung ương.

Bên cạnh việc xây dựng BV phù hợp và triển khai mô hình bác sĩ gia đình cho NCT, đề án cũng đề ra nhiệm vụ xây dựng triển khai thí điểm xã hội hoá mô hình chăm sóc sức khoẻ NCT ban ngày và chăm sóc y tế cho NCT ở các cơ sở dưỡng lão…

Ðề án “Chăm sóc sức khoẻ NCT giai đoạn 2017-2025” của Bộ Y tế sẽ góp phần nâng cao nhận thức và hành động của toàn xã hội với NCT.

Theo đó, các giải pháp, nhiệm vụ và hoạt động chủ yếu chú trọng vào các nội dung: tăng cường truyền thông giáo dục thay đổi hành vi nâng cao nhận thức, tạo môi trường xã hội đồng thuận tham gia chăm sóc sức khoẻ NCT; xây dựng, phát triển phong trào chăm sóc NCT; củng cố, hoàn thiện hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, khám chữa bệnh cho NCT; xây dựng và phổ biến mô hình chăm sóc sức khoẻ dài hạn cho NCT; hoàn thiện chính sách pháp luật về chăm sóc sức khoẻ NCT, khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia chăm sóc sức khoẻ NCT.

Theo Báo Tây Ninh Online

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây