![]() |
Hội đồng Xét xử tuyên đọc bản án tại một phiên toà |
Về vấn đề trên, Chánh án TAND Tối cao cho biết, kiến nghị của cử tri Tây Ninh là các nhiệm vụ đặt ra trước yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành TAND theo tinh thần cải cách tư pháp. Vì vậy, trong những năm gần đây các nhiệm vụ này đã luôn được Ban cán sự Đảng, lãnh đạo TAND Tối cao tập trung chỉ đạo các đơn vị chức năng xây dựng các đề án, đề tài, chương trình, kế hoạch để trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt và tổ chức thực hiện để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Đồng thời, tại Chương trình làm việc số 06-Ctr/TW ngày 15.3.2011 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2011 có giao cho Ban cán sự Đảng TAND Tối cao chủ trì xây dựng “Đề án tăng cường cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ cho ngành Toà án nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới”. Đây là một Đề án mang tính tổng thể trong công tác xây dựng ngành Toà án theo tinh thần cải cách tư pháp được xây dựng và báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư phê duyệt, để thực hiện được Đề án này, TAND Tối cao sẽ phải phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt các tiểu đề án, đó là:
- Quy hoạch phát triển nhân lực ngành TAND giai đoạn 2012 – 2020 (dự kiến báo cáo Chánh án TAND Tối cao phê duyệt trong quý IV năm 2012);
- Quy hoạch tổng thể đầu tư xây dựng về trụ sở TAND các cấp đến năm 2020 tầm nhìn 2030;
- Tăng cường trang thiết bị, phương tiện làm việc cho Toà án các cấp giai đoạn 2016 – 2020 (hiện nay ngành TAND đang thực hiện Đề án tăng cường trang thiết bị, phương tiện làm việc cho Toà án các cấp giai đoạn 2010 – 2015);
- Đổi mới căn bản cơ chế phân bổ, sử dụng kinh phí hoạt động ngành TAND;
- Tăng cường hoàn thiện việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Toà án giai đoạn 2016 – 2020 (hiện nay ngành Toà án đang thực hiện Đề án tổng thể phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Toà án giai đoạn 2010 – 2015);
- Chiến lược đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành TAND đến năm 2020;
- Trao đổi, đào tạo thẩm phán với một số nước phát triển có nền tư pháp tiên tiến nhằm tăng cường năng lực ngoại ngữ, kiến thức tư pháp phục vụ hội nhập quốc tế;
- Cải cách chế độ chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ đặc thù đối với cán bộ, công ngành TAND giai đoạn 2013 – 2020, theo hướng xây dựng bảng lương riêng (hoặc cùng với ngành Kiểm sát) đối với các chức danh tư pháp ngành Toà án.
Riêng các chế độ phụ cấp khác như: phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp trách nhiệm cần được giữ nguyên như quy định hiện hành. Đồng thời, chế độ phụ cấp thâm niên cần được áp dụng đối với tất cả các đối tượng cán bộ, công chức công tác trong ngành TAND. Ngoài ra, cần có chế độ đãi ngộ khác phù hợp với tính chất đặc thù công tác Toà án như: nhà công vụ, chính sách về nhà ở, phương tiện đi lại, thông tin liên lạc và chế độ bảo vệ thẩm phán…
Đến nay, TAND Tối cao đã hoàn thành Đề án tổng thể và định hướng cơ bản của các tiểu đề án, báo cáo Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương và đang lấy ý kiến các bộ, ngành), dự kiến sẽ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong thời gian tới.
Về vấn đề bổ nhiệm chức danh tư pháp, theo Chánh án TAND Tối cao, tại Nghị quyết số 48/2010/QH12 ngày 19.6.2010 của Quốc hội khoá XII về Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2010 và bổ sung Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội khoá XII, đã giao cho TAND Tối cao chủ trì xây dựng Dự án Luật tổ chức TAND (sửa đổi) theo định hướng những nội dung của Pháp lệnh thẩm phán và Hội thẩm TAND năm 2002, Pháp lệnh tổn chức Toà án quân sự năm 2002 cũng đưa vào Dự án luật này. Đến nay, TAND Tối cao đã hoàn thành Dự thảo đầu tiên của Luật tổ chức TAND (sửa đổi), theo đó cùng với các quy định về cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm thẩm phán thì về nhiệm kỳ thẩm phán được đưa ra 02 phương án: Thẩm phán được bổ nhiệm một lần (không thời hạn), cùng với cơ chế bổ nhiệm này là cơ chế giám sát chặt chẽ đối với thẩm phán (thành lập Hội đồng giám sát hoạt động của thẩm phán để xem xét trách nhiệm và có cơ chế sàng lọc đối với những thẩm phán không đảm bảo chất lượng công tác xét xử, vi phạm phẩm chất đạo đức hoặc có sai phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ); nếu còn quy định về nhiệm kỳ thì thẩm phán được bổ nhiệm với nhiệm kỳ từ 7 đến 10 năm.
Chánh án TAND Tối cao cho biết, rất cám ơn những ý kiến góp ý của các cử tri cả nước nói chung, cũng như cử tri tỉnh Tây Ninh nói riêng đối với công tác của ngành Toà án, thông qua đó sẽ giúp ngành Toà án đề ra các giải pháp để nâng cao hơn nữa hoạt động của mình.
Theo BTNO
Ý kiến bạn đọc