Trong số 845 ca mắc sốt xuất huyết đã phát hiện trong toàn tỉnh- tính đến thời điểm này thì sốt xuất huyết Dengue và sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo là 784 ca, sốt xuất huyết Dengue nặng là 61 ca. 3 địa phương trong tỉnh có hơn 100 ca mắc sốt xuất huyết Dengue là Gò Dầu (177 ca), Tân Biên (141 ca) và Thị xã (110 ca).
Cán bộ y tế hướng dẫn người dân diệt lăng quăng phòng bệnh SXH
Thời tiết nóng ẩm thất thường như hiện nay, dễ tạo điều kiện cho muỗi phát triển. Vì vậy, để tránh bị muỗi đốt và truyền bệnh, theo khuyến cáo của ngành Y tế, mọi người dân cần phải cẩn thận phòng ngừa. Khi ngủ (kể cả ban ngày cũng phải ngủ mùng), thường xuyên dọn dẹp, làm sạch nhà cửa, sân vườn, khai quang bụi rậm, cống rãnh, hợp tác với ngành Y tế tiến hành các biện pháp vệ sinh môi trường, phun hoá chất diệt trừ muỗi. Khi phát hiện có người bị sốt cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Cũng theo thông tin từ Trung tâm Y tế dự phòng, tình hình dịch bệnh tay chân miệng đã và đang diễn biến khá bất thường, có xu hướng tăng vọt so với đầu năm. Qua thống kê cho thấy, tuần 29 (từ ngày 16 đến 22.7) toàn tỉnh có thêm 44 ca mắc bệnh tay chân miệng- tăng 29,41% so với tuần 28; tuần 30 có 28 ca, giảm 36,4%. Sau đó tiếp tục tăng, tuần 31 là 62 ca (tăng 121,4% so với tuần 30), tuần 32 là 90 ca tăng 50% so với tuần 31, nâng số ca mắc bệnh trong toàn tỉnh lên thành 1.119 ca. Đến ngày 24.8 (tương đương tuần 34), thì toàn tỉnh có thêm 164 ca mắc bệnh, tính tổng số ca mắc trong tỉnh đã là 1.283 ca.
Bệnh tay chân miệng xảy ra ở tất cả các huyện, thị với 95/95 xã, phường đều có ca mắc bệnh. Trong đó huyện Châu Thành chiếm số lượng nhiều nhất với 234 ca, kế đến là Thị xã 220 ca và Tân Châu 180 ca. Đến nay, ngành Y tế chưa ghi nhận có trường hợp nào tử vong do bệnh tay chân miệng. Số ca mắc bệnh tay chân miệng phần lớn rơi vào trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ sinh năm 2009 và năm 2010.
(Theo BTNO)
Ý kiến bạn đọc