Giai đoạn 2017-2020: Tây Ninh dự kiến mở 342 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

Thứ hai - 27/02/2017 15:00 38 0
Giai đoạn 2011-2016, được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, sự phối hợp của các ngành, đoàn thể, đơn vị, sự đồng thuận tham gia hưởng ứng của người lao động, công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần thay đổi được nhận thức cho người dân nông thôn. Giai đoạn 2011-2015, toàn tỉnh đào tạo được 21.102 người. Trong đó, tổng số lao động nông thôn đã học xong có việc làm là 16.533 người, đạt 78,34%. Riêng năm 2016, tổ chức đào tạo 112 lớp với 3.548 người, đạt 90% thấp hơn so với kế hoạch (120 lớp, với 3.934 người), trong đó, số người có việc làm là 3.225 người, đạt 91%.

nuoiga.jpg

Nuôi gà vườn đem lại lợi ích kinh tế cao (Ảnh Lê Bi).

Lao động nông thôn từ thói quen sản xuất kinh theo kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, nay đã mạnh dạn làm ăn nhờ những kiến thức, hiểu biết thông qua các lớp đào tạo nghề, đã hiệu quả hơn trong sản xuất kinh doanh. Không chỉ nhiều nghề mới đang cho thu nhập khá mà ngay trong sản xuất nông nghiệp, nhiều gia đình đã biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật nên năng suất cây trồng, vật nuôi cũng tăng cao hơn trước. Một số nghề đang phát triển mạnh như chăn nuôi gà thả vườn, chăn nuôi bò, chăm sóc cây cảnh...đã góp phần tạo thêm nhiều công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Bình quân thu nhập hàng tháng của lao động nông thôn là khoảng 2.000.000 đồng/người.

Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011-2016 còn gặp nhiều khó khăn, việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa tạo được sự gắn kết giữa cơ sở sản xuất với doanh nghiệp  trong việc phối hợp đào tạo và sử dụng lao động sau đào tạo. Nhu cầu học nghề của lao động nông thôn thường xuyên thay đổi, ảnh hưởng đến tiến độ.

Theo kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn Ủy ban nhân tỉnh vừa ban hành, giai đoạn 2017-2020, dự kiến, Tây Ninh sẽ tổ chức đào tạo khoảng 342 lớp với 10.265 người. Công tác đào tạo tập trung học 19 nghề nồng nghiệp, đảm bảo kết hợp nhu cầu đăng ký của người dân và nhu cầu lao động nằm trong vùng sản xuất hàng hóa, các dự án phát triển sản xuất theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Nhóm nghề tổ chức đào tạo giai đoạn 2017-2020 gồm: nhóm nghề nông nghiệp (kỹ thuật trồng cây ăn quả, rau sạch, lúa, cây lấy củ, nấm, khai thác mủ cao su, mía, mì, ngô, ớt, gừng, chăm sóc cây kiểng, hoa màu, hồ tiêu, rừng và bảo vệ thực vật), nhóm nghề kỹ thuật chăn nuôi (gia cầm, gia súc, nuôi ong), nhóm nghề nuôi trồng thủy sản tập trung nuôi cá nước ngọt.

Ước kinh phí thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2017-2020 là 22.760 triệu đồng, trong đó, ngân sách Trung ương 13.800 triệu đồng, ngân sách địa phương 8.960 triệu đồng.

ĐN

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây