- Thực hiện việc xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống giám sát biến đổi khí hậu, nước biển dâng với công nghệ hiện đại, độ chính xác cao (đặc biệt trong giám sát nước biển dâng), đảm bảo cung cấp thông tin cho các vùng khí hậu Việt Nam; phục vụ việc hoạch định chính sách từ Trung ương đến địa phương.
- Tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo sớm các điều kiện khí hậu cực đoan ngày càng gia tăng do biến đổi khí hậu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phòng tránh thiên tai hiệu quả.
- Xây dựng bộ bản đồ khí hậu, biến đổi khí hậu, bản đồ phân vùng cảnh báo các loại hình thiên tai như lũ quét, sạt lở đất đá, ngập lụt, v.v…
- Đề xuất các cơ chế, chính sách nhằm duy trì hợp lý và bền vững quỹ đất cho nông nghiệp tại các vùng, các địa phương để đảm bảo an ninh lương thực trong điều kiện biến đổi khí hậu.
- Nghiên cứu việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng để chủ động phòng tránh dịch bệnh; phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến để hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường hệ thống bảo hiểm, chia sẻ rủi ro trong nông nghiệp.
- Xây dựng quy hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên nước cho các lưu vực sông lớn; nghiên cứu chương trình đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng về quản lý tài nguyên nước và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Chủ động ứng phó với thiên tai; chống ngập cho các thành phố lớn; củng cố đê sông, đê biển và an toàn hồ chứa
- Triển khai thực hiện các giải pháp tổng thể từ đánh giá, phân vùng rủi ro thiên tai, xây dựng bản đồ phân vùng cảnh báo các loại hình thiên tai như lũ quét, sạt lở đất đá, ngập lụt, v.v…
- Điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch, quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật xây dựng trong các vùng thường xuyên bị tác động của thiên tai phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
- Tăng cường quản lý, phát triển rừng bền vững; bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn, rừng phòng hộ.
- Đầu tư nâng cấp, xây dựng các công trình chống ngập úng cho các thành phố lớn, công trình phòng chống thiên tai (lũ, bão, sạt lở, hạn hán, xâm nhập mặn) nhằm chủ động ứng phó với tình hình thiên tai ngày càng gia tăng do biến đổi khí hậu; nâng cao khả năng ứng phó với các tình huống thiên tai khẩn cấp.
Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, phát triển nền kinh tế theo hướng các-bon thấp
- Thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đối với các hoạt động sản xuất, phù hợp với điều kiện của Việt Nam, từng bước thực hiện chuyển giao công nghệ thân thiện với khí hậu trong khuôn khổ Công ước Khung Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu. Triển khai các dự án giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp có sự hỗ trợ tài chính và công nghệ của quốc tế. Hình thành thị trường các-bon trong nước và tham gia thị trường các-bon toàn cầu.
- Xây dựng, triển khai các chương trình về giảm khí nhà kính thông qua những nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững và nâng cao khả năng hấp thụ các-bon của rừng.
- Phát triển đồng bộ và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm các nguồn năng lượng, nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất năng lượng từ các nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng mới.
- Triển khai các công nghệ hiện đại xử lý chất thải, rác thải.
Tăng cường năng lực quản lý, hoàn thiện cơ chế chính sách về biến đổi khí hậu
- Xác định các giải pháp chiến lược của Việt Nam trước tác động của các hoạt động toàn cầu ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Hoàn thiện tổ chức, thể chế, cơ chế phù hợp để quản lý về biến đổi khí hậu; tăng cường sự tham gia của toàn hệ thống chính trị nhằm ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.
- Xây dựng các cơ chế quản lý, sử dụng các nguồn vốn đầu tư cho biến đổi khí hậu, huy động hỗ trợ quốc tế nhằm tranh thủ sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế và phát huy hiệu quả các nguồn vốn quốc tế song phương và đa phương.
- Hoàn thiện các bộ tiêu chí đánh giá các dự án ưu tiên thích ứng với biến đổi khí hậu.
Huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế, các tổ chức khoa học, chính trị - xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức phi chính phủ trong ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng cộng đồng thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu
- Xây dựng được các cơ chế chính sách nhằm thu hút, huy động sự tham gia của xã hội vào ứng phó với biến đổi khí hậu; thí điểm mô hình cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Nâng cấp hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng để từng bước đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về phòng chống dịch bệnh và các bệnh mới có thể phát sinh do tác động của biến đổi khí hậu.
Nâng cao nhận thức, phát triển nguồn nhân lực
- Nâng cao nhận thức và kiến thức về phòng tránh thiên tai, biến đổi khí hậu, đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng các kiến thức bản địa vào phòng tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ có đủ năng lực và trình độ trong hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Phát triển khoa học và công nghệ làm cơ sở cho việc xây dựng chính sách, đánh giá tác động, xác định các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu
- Thực hiện Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia về biến đổi khí hậu để nhận biết ngày càng rõ hơn, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến từng lĩnh vực trong đời sống, kinh tế, xã hội. Tiếp tục nghiên cứu để cập nhật kịch bản về biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
- Điều tra, nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng công nghệ mới để giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu; nghiên cứu, chuyển giao công nghệ hiện đại, sử dụng nhiên liệu, vật liệu mới tiến tới phát triển nền kinh tế các-bon thấp và tăng trưởng xanh.
Hợp tác quốc tế, nâng cao vị thế và vai trò của Việt Nam trong các hoạt động quốc tế về biến đổi khí hậu
- Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia, các tổ chức quốc tế; rà soát, bổ sung hệ thống pháp luật, các cơ chế chính sách phù hợp với luật pháp và các thỏa thuận, hiệp định quốc tế về biến đổi khí hậu; hợp tác chia sẻ thông tin trong các vấn đề xuyên biên giới về tài nguyên và môi trường nước, biến đổi khí hậu nhằm hài hòa lợi ích giữa các quốc gia.
- Hình thành được đội ngũ cán bộ chủ chốt có đủ năng lực tham gia đàm phán và các hoạt động quốc tế về biến đổi khí hậu.
Huy động các nguồn lực và tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu
Chủ động đầu tư từ ngân sách nhà nước, tăng cường vận động tài trợ quốc tế cho các hoạt động về biến đổi khí hậu; xây dựng, áp dụng các cơ chế tài chính trong nước phù hợp với các chính sách quốc tế về biến đổi khí hậu; tích cực tham gia các chương trình quốc tế về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính nhằm tận dụng sự hỗ trợ về tài chính, công nghệ; sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính cho ứng phó với biến đổi khí hậu theo hướng đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đạt hiệu quả cao. Khuyến khích, huy động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp, đầu tư tài chính cho ứng phó với biến đổi khí hậu.
Căn cứ kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu được phê duyệt, các Bộ, ngành, địa phương được giao căn cứ chức năng nhiệm vụ triển khai xây dựng nội dung chi tiết, dự toán kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở xác định và bố trí kinh phí theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Trong đó, phân định rõ các nhiệm vụ, đề án, dự án thuộc chức năng, nhiệm vụ thường xuyên, các Bộ, ngành có trách nhiệm bố trí trong dự toán ngân sách được giao hàng năm để thực hiện./.
Kim Hà