Theo
đó, Tỉnh đã tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn
thực phẩm tại tỉnh và 05 huyện Châu Thành, Tân Biên, Bến Cầu, Gò Dầu, Hòa Thành
và thị trấn Hòa Thành, huyện Hòa Thành với 1.727 người tham dự; Tuyên
truyền bằng xe loa toàn tỉnh 66 lượt; Phát thanh 10.904
lượt; Truyền hình 216 lượt; Viết tin, bài đăng báo, tạp chí, cổng thông tin điện
tử: 112 bài; Băng rôn: 769 cái; Áp phích: 20 tờ; Tờ gấp 99.900 tờ; Băng đĩa
hình: 109 đĩa; Băng đĩa âm: 493 đĩa; nói chuyện 26 buổi với 715 người tham dự;
Hội thảo: 09 buổi với 120 người tham gia; Xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm:
635 buổi với 5.749 người tham dự. Thực hiện 2175 cuộc tuyên truyền với 92.452
người tham dự.
Tổ
chức tập huấn nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý
an toàn thực phẩm tuyến xã: 01 buổi/180 người tham dự; Tổ chức tập huấn kiến thức
về an toàn thực phẩm cho đối tượng quản lý và trực tiếp chế biến tại các bếp ăn
tập thể được: 01 buổi/45 người tham dự; Tổ chức10 lớp
tập huấn, tư vấn kỹ thuật sản xuất rau, quả chứng nhận VietGAP và hướng dẫn
nông dân tại 10 vùng áp dụng quy trình VietGAP; Thực hiện cho ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm đối với 553 cửa hàng tạp
hóa;185 hộ kinh doanh, chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống; 50 cửa hàng kinh
doanh rượu, bia, nước giải khát.
Tổng số cơ sở được kiểm
tra là 6.429 cơ
sở/8.499
cơ sở, chiếm 75.6%; có 4.404 cơ sở đạt, chiếm tỉ lệ 69%; có 2.025 cơ sở/6.429 cơ sở kiểm tra vi phạm, chiếm
31 %.
Đã tiến hành nhắc nhở: 1.530 cơ sở; Xử phạt: 495 cơ sở với tổng số tiền 2.639.472.000 đồng.
Nội dung vi phạm chủ yếu là kinh doanh sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ,hết hạn sử dụng; Không có hoặc giấy xác nhận công
bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm/tiếp nhận công bố hợp quy hết hiệu lực; Không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc
đã hết hiệu lực; Điều kiện vệ sinh cơ sở không đảm bảo an toàn thực phẩm; Nhãn sản phẩm không
đúng nội dung quy định (thành phần, ngày sản xuất, hạn sử dụng); Không khám sức
khoẻ định kỳ; Không kiểm nghiệm sản phẩm và nguồn nước định kì; Sử dụng
nguyên liệu không đảm bảo, không có nguồn gốc xuất xứ; Không xác nhận hoặc không cập nhật kiến thức vệ
sinh an toàn thực phẩm; Việc thực hiện lưu mẫu không đúng quy định;…
Trong năm 2017, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh xảy ra 01 vụ ngộ độc thực phẩm
với 43 ca mắc, chiếm tỷ lệ 3,8/100.000 dân, không có trường hợp tử vong.
Tỉnh đã cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho
780 cơ sở.
Kí cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm: 3.379 cơ sở. Cấp giấy tiếp nhận công bố hợp
quy sản phẩm: 39 sản phẩm/32 cơ sở. Cấp giấy xác nhận công bố phù hợp quy định
an toàn thực phẩm cho 232 sản phẩm/138 cơ sở. Cấp giấy xác nhận nội dung quảng
cáo cho 04 cơ sở.
Báo cáo cũng đề ra 9 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2018 là: Tiếp tục triển khai các Dự án của chương trình mục tiêu Y tế - Dân số.
Tập trung đẩy mạnh tiến độ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ
điều kiện VSATTP tại tuyến huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn. Phối hợp liên ngành tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra trong các đợt cao điểm và khi có yêu cầu đột xuất; tổ chức công
tác hậu kiểm hàng tháng tại các cơ sở thực phẩm. Triển khai công tác giám sát chủ động, phân tích nguy cơ ô nhiễm thực phẩm,
phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm. Tăng cường công tác truyền thông. Kiểm soát chặt
chẽ thực phẩm nhập khẩu qua các cửa khẩu,…
KGVX