Một số phương thức, thủ đoạn của tội phạm trộm cắp tài sản và cướp giật tài sản

Thứ hai - 01/02/2016 09:00 44 0
Vào những tháng cuối năm nhất là thời điểm giáp tết bọn tội phạm ra tay trộm cắp, cướp giật tài sản của người dân xảy ra ngày càng nhiều, theo thống kê từ đầu năm 2015 đến nay tình hình tội phạm về trật tự an toàn xã hội xảy ra 899 vụ, trong đó tội phạm trộm cắp tài sản và cướp giật tài sản xảy ra 384 vụ (trộm 367, cướp giật 17).

Để bảo vệ tài sản cho tất cả mọi người, nhất là trong dịp tết Nguyên đán sắp đến. Phòng Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc Công an tỉnh Tây Ninh thông báo một số phương thức, thủ đoạn của tội phạm trộm cắp tài sản và cướp giật tài sản để mọi người nâng cao ý thức cảnh giác tự bảo vệ tài sản của mình như sau:

1.   Đối với tội phạm trộm cắp tài sản

Thủ đoạn chủ yếu là lợi dụng những sơ hở, thiếu sót mất cảnh giác trong công tác bảo vệ của các cơ quan, kho tàng, cửa hàng, cửa hiệu...cũng như sơ hở thiếu sót của nhân dân trong quản lý bảo vệ tài sản. Chúng tìm hiểu các phương tiện, thiết bị bảo vệ (tường rào, khóa cửa, thiết bị báo động..., lối ra, lối vào, công tác tuần tra canh gác, qui luật đi lại, sinh hoạt của cán bộ, công; nhân viên và sự mất cảnh giác của nhân dân như: xe không khóa cổ; để xe bừa bãi trên vỉa hè, ngoài đường, ngoài đồng ruộng không có người trông coi...thì chúng ra tay trộm cắp.

*    Thủ đoạn hoại động của tội phạm trộm đột nhập.

Các đối tượng trộm đột nhập thường ngụy trang dưới dạng đóng giả là người đi bán hàng, công nhân điện, nước, đi thuê nhà, tìm người thân...để thăm dò nắm tình hình và nắm qui luật đi lại, sinh hoạt của nơi định lấy tài sản và chọn thời điểm thích hợp để thực hiện hành vi phạm tội, chúng thường tìm hiểu chủ nhà bằng cách gọi điện thoại, bấm chuông hoặc gõ cửa để kiểm tra nếu phát hiện có người thì chúng xin lỗi đi nhầm nhà, gọi nhầm máy...nếu không có ai trả lời là chúng biết chủ nhà đi vắng hoặc không có người trông coi thì chúng tìm cách đột nhập, mở cửa, cạy phá khóa; trèo tường, vượt rào, chui qua cửa sổ, đào tượng, khoét gạch, dỡ ngói, trổ nóc nhà... lấy trộm tài sản.

*   Thủ đoạn hoạt động của tội phạm trộm cắp xe mô tô.

Thủ đoạn chủ yếu của tội phạm trộm cắp xe mô tô là lợi dụng sự lơ là, chủ quan, mất cảnh giác trong công tác bảo vệ của các cơ quan.. .những nơi mà người dân thường lui tới làm việc, giao dịch như: UBND xã, bưu điện, trường học; để xe trên lề đường, ruộng rẫy, trước cửa nhà, quán tiệm... nhanh chóng dùng đoãn phá khóa lấy trộm xe.

*   Thủ đoạn của tội phạm trộm cắp nơi công cộng.

Chủ yếu là các đối tượng móc túi, bấm dây chuyền, rạch túi xách ở những nơi đông người như: đền, chùa, nơi thờ tự vào những dịp đầu năm, ngày rằm, lễ hội...đối tượng chúng nhắm đền là những phụ nữ thường đeo vòng vàng, dây chuyền, bông tai... thì chúng tiếp cận "con mồi'' ngay, khi đi vào nơi đông người xảy ra tình trạng chen lấn xô đẩy lẫn nhau, lợi dụng tình huống đó các đối tượng cùng đóng vai là người đi cúng trà trộn vào để thực hiện việc móc túi, bấm dây chuyền, rạch túi...khi lấy được tài sản, chúng thường nhanh chóng chuyền tay nhau để tránh sự phát hiện của người bị hại và những người xung quanh.

2.  Đối với tội phạm cướp giật tài sản

Đặc điểm của tội phạm cướp giật là lợi dụng sơ hở của người có tài sản để giật tài sản rồi tẩu thoát, đa phần chúng sử dụng xe mô tô làm phương tiện, tài sản chúng nhắm đến thường là túi xách, dây chuyền, máy ảnh, camera, điện thoại di động...

Chúng thường sử dụng xe mô tô đi dạo trên các tuyên đường để quan sát nhằm phát hiện nhũng người có tài sản như dây chuyền, giỏ xách, điện thoại di động...có trường hợp, chúng theo dõi những người đi lĩnh tiền ở ngân hàng, đi mua sắm vàng, đi thu tiền bán hàng, tiền trả nợ, tiền vay, góp.. .đề chọn đối tượng gây án. Phương tiện chúng sử dụng thường tháo biển số hoặc gắn biển số giả, chúng thường đi thành từng nhóm, có phân công nhiệm vụ cụ thể như: người cầm lái, người giật và người làm nhiệm vụ cản đường khi bị truy đuổi. Có trường họp các đối tượng cướp giật chọn các tiệm vàng, cửa hàng bán điện thoại di động làm nơi gây án, chúng giả như khách mua hàng, khi thấy chủ tiệm sơ hở thì lập tức giật tài sản và chạy ra nơi có đồng bọn đã đậu sẵn xe chờ từ trước để tẩu thoát.

*    Biện pháp phòng ngừa

-    Không cất giữ tiền bạc, tài sản giá trị lớn tại nhà, cửa hàng mà thiếu các biện pháp bảo vệ an toàn.

-    Kiểm tra an toàn cửa ra vào trước khi đi ngủ, đi làm, đi chơi xa, chú ý đóng khóa cả các cửa trên lầu, cửa ra sân thượng, cửa sổ...

-    Cảnh giác những đối tượng lạ mặt xuất hiện và lảng vảng trong khu vực.

-    Cảnh giác, bảo vệ tài sản như bóp tiền, điện thoại di động, dây chuyền vàng, tư trang khác khi ở những nơi tập trung đông người, đề phòng bị móc túi, rạch giỏ.

-     Không phô trương, chưng diện nhiều tài sản quý một cách sơ hở, nhất là ở những nơi đông người như chợ, bến xe, hoặc trên đường phố.

-     Phụ nữ đi xe máy không nên treo, máng giỏ xách, mà để trong cốp xe.

-     Không vừa chạy xe, vừa nghe điện thoại di động.

-    Các cửa hàng kinh doanh hàng hóa có giá trị như: vàng, bạc, đá quý; điện thoại di động, đồng hồ...cần có các biện pháp cảnh giác, đề phòng thủ đoạn vờ mua hàng, xem hàng rồi ra tay cướp giật.

Đề nghị tất cả mọi người nâng cao tình thần cảnh giác, khi phát hiện các trường hợp như nêu trên hãy báo ngay cho cơ quan Công an gần nhất hoặc Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Tâv Ninh số điện thoại 0663.822.001.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây