Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên đều thuộc đối tượng tham gia BHTN. Đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động (không phân biệt đơn vị sử dụng trên 10 lao động) phải tham gia BHTN cho người lao động.
Tiếp đó, mức tiền lương làm cơ sở để đóng BHXH, BHYT, BHTN áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động trên địa bàn tỉnh được tính như sau: Mức 2.750.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II gồm Trảng Bàng, Gò Dầu, Thành phố Tây Ninh và 2.400.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III (các huyện còn lại). Đối với người lao động đã qua học nghề (kể cả doanh nghiệp đào tạo nghề cho người lao động) thì mức lương phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng theo quy định ( cao hơn ít nhất 2.942.500 đồng/tháng đối với vùng II và 2.568.000 đồng/tháng đối với vùng III).
Mặt khác, người lao động được tiếp nhận kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu từ quỹ khám bệnh, chữa bệnh BHYT của các đơn vị sử dụng lao động khi: Có ít nhất 01 người chuyên trách, kiêm nhiệm hoặc hợp đồng lao động thời hạn từ 03 tháng trở lên với trình độ là trung cấp y; có phòng y tế hoặc phòng làm việc riêng để thực hiện việc sơ cấp cứu, xử trí ban đầu cho người lao động khi bị tai nạn thương tích, các bệnh thông thường trong thời gian làm việc. Tuy nhiên, mức trích để lại cho đơn vị sử dụng lao động bằng 1% tổng số tiền BHYT đóng cho cơ quan BHXH (không bao gồm tiền lãi chậm đóng BHYT).
Người tham gia BHXH, BHYT phải ghi đầy đủ thông tin địa chỉ đăng ký hộ khẩu trên BHYT: số nhà, đường phố, thôn, xóm, xã, phường, thị trấn, quận, huyện, tỉnh, thành phố nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại thời điểm lập tờ khai và các đơn vị sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định.
TK