Nhìn lại công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Thứ sáu - 28/03/2014 00:00 39 0
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg, trong năm 2013, Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn được sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp; sự phối hợp của các ngành, đoàn thể, đơn vị cùng với sự tham gia hưởng ứng tích cực của người lao động. Nhờ vậy, công tác đào tạo nghề trên địa bàn đã dành được những kết quả đáng khích lệ góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

 

 Nhiều lao động nông thôn sau khi học nghề đã tự tạo công việc hoặc tìm được việc làm để nâng cao thu nhập, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.

Năm 2013, toàn tỉnh đã tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn được 201 lớp, 6.429 học viên, 20 nghề, đạt 124,59% so với kế hoạch 158 lớp, 5.160 học viên, 21 nghề; nghề nông nghiệp đào tạo 161 lớp/5.176 học viên, đạt tỷ lệ 80,51 %; nghề phi nông nghiệp đào tạo 40 lớp/1.253 học viên, đạt tỷ lệ 19,49 %, (kế hoạch đầu năm là 158 lớp, 5.160 học viên, 21 nghề; Kế hoạch bổ sung năm 2013 là 43 lớp, 1.444 học viên, 11 nghề).

Việc tổ chức các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được thực hiện đúng quy định; nhiều nghề sau đào tạo, học viên đã tự tạo được việc làm hoặc được nhận vào làm việc tại các doanh nghiệp; thu nhập của người lao động sau học nghề được tăng thêm.

Trong năm 2013, đã có 6.387 người đã học xong, có 4.795 người có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ có năng suất, thu nhập cao hơn đạt 75,07%. Trong đó, có 681 người được doanh nghiệp tuyển dụng chiếm 14,20 %; 39 người được doanh nghiệp, đơn vị bao tiêu sản phẩm, chiếm 0,81 %; 4.075 người tự tạo việc làm chiếm 84,99%.

Có thể khẳng định, những kết quả đạt được trong công tác dạy nghề theo Đề án 1956 trên địa bàn tỉnh năm 2013 là rất đáng ghi nhận. Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn vừa trang bị cho lao động nông thôn có tay nghề nhất định, am hiểu được khoa học kỹ thuật, tự tạo việc làm hoặc tìm việc làm góp phần cải thiện đời sống, thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy vậy, kết quả này vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu của người lao động. Nguyên nhân là do sự phối hợp giữa các cấp, các ngành có nơi, có lúc chưa được đồng bộ. Công tác giải quyết việc làm cho học viên sau khi học nghề còn khó khăn nhất định. Chưa huy động được các nguồn lực để tham gia dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, chủ yếu dựa vào nguồn lực nhà nước. Chưa xây dựng và thực hiện được các mô hình thí điểm về dạy nghề cho lao động nông thôn và việc hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Để thực hiện tốt kế hoạch năm 2014, Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 tỉnh đã đề ra một số mục tiêu cụ thể, trong đó tập trung thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các xã điểm xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Đánh giá các cơ sở tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn, đội ngũ cán bộ chuyên trách theo dõi về dạy nghề ở cấp huyện và giáo viên cơ hữu ở cơ sở dạy nghề  để bổ sung, bố trí đúng, đủ theo quy định.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đánh giá, tổng hợp kết quả, hiệu quả dạy nghề cho lao động nông thôn, kịp thời khắc phục khó khăn, tồn tại; biểu dương những tập thể, cá nhân có hiều thành tích trong quá trình triển khai thực hiện.

Trên cơ sở phát huy những kết quả đã đạt được cùng những giải pháp đã được đưa ra, tin tưởng rằng công tác công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôntrên địa bàn tỉnh ta trong năm 2014 và những năm tiếp theo sẽ đi vào nề nếp, hiệu quả và chất lượng hơn, qua đó đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

MN

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây