Ảnh minh họa.
Theo đó, quy chế quy định cụ thể các nội dung, hoạt động phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan gồm: Xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, xác nhận đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung hoạt động bán hàng đa cấp, xác nhận tiếp nhận hồ sơ thông báo chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp, thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp; cung cấp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước về các nội dung liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp và hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp. Quy chế cũng quy định trách nhiệm cụ thể của các cơ quan, đơn vị, địa phương đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm hành chính đối với các doanh nghiệp và người tham gia bán hàng đa cấp. Sở Công Thương là cơ quan chủ trì tham mưu UBND tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Theo báo cáo của Sở Công Thương, đến nay, các địa điểm hoạt động BHĐC tại Tây Ninh, hàng hóa kinh doanh của các doanh nghiệp này chủ yếu là thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, đồ dùng gia đình. Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp thời gian qua gặp nhiều khó khăn, vướng mắc chủ yếu là do nhận thức của người dân còn hạn chế; môi trường kinh doanh tại Việt Nam chưa phù hợp với hoạt động bán hàng đa cấp dẫn đến dễ bị lợi dụng, lôi kéo tham gia các hoạt động bán hàng đa cấp bất chính, huy động vốn trái phép; doanh nghiệp có thông báo hoạt động bán hàng đa cấp tại Tây Ninh nhưng không có địa điểm hoạt động và người liên hệ tại địa phương; một số doanh nghiệp sử dụng những thủ đoạn tinh vi, huy động vốn trái phép, lợi dụng các website thương mại điện tử để kinh doanh và trả hoa hồng theo phương thức đa cấp; các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp còn nhiều bất cập.
Xem nội dung quy chế tại đây .
NN