Sử dụng công nghệ biogas trong xử lý lục bình

Thứ sáu - 19/10/2012 00:00 425 0
Vào cuối năm 2010 UBND tỉnh quyết định cho triển khai thực hiện đề tài “Ứng dụng công nghệ biogas trong xử lý lục bình ở Tây Ninh”. Nhóm thực hiện đề tài là Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN. Đề tài đã triển khai thí điểm 10 hầm ủ 4m3 và 10 hầm ủ 8m3, trong đó có 5 hầm ủ 4m3 và 5 hầm ủ 8m3 sử dụng nguyên liệu là nạp 100% lục bình, còn lại sử dụng nguyên liệu nạp là 50% lục bình + 50% phân chuồng. Các gia đình được lựa chọn tham gia mô hình hầu hết là tại các khu vực cạnh sông rạch có lục bình thuộc các huyện Châu Thành, Bến Cầu, Gò Dầu và Trảng Bàng. Kinh phí xây dựng là từ 6-8 triệu/hầm biogas, tùy vào kích cỡ. Do thực hiện thí điểm nên 20 hầm biogas này được ngân sách hỗ trợ 100%.

 

Lục bình cắt ngắn và phơi héo rồi cho vào hầm biogas.

Sau khi xây dựng xong hầm theo đúng kỹ thuật, lục bình được thu gom từ sông về cắt bỏ rễ, thân, sau đó được cắt ngắn phơi héo và cho vào hầm cùng nước theo tỷ lệ quy định. Lục bình được ủ trong hầm ủ yếm khí để sinh ra gas. Hầm ủ biogas sử dụng nguyên liệu chủ yếu là lục bình của một số hộ có cho phân chuồng vào cùng cũng có khả năng sản sinh gas khá tốt. Gas được sử dụng làm chất đốt, còn nước thải từ hầm ra có thể cho chảy ra ao cá để nuôi cá hoặc ngâm với rễ lục bình làm phân bón cho cây trồng.

Qua gần 2 năm triển khai thực hiện đề tài “Ứng dụng công nghệ biogas trong xử lý lục bình”, tại Hội thảo ứng dụng công nghệ biogas trong xử lý lục bình ở Tây Ninh do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN thuộc Sở KH-CN tổ chức, nhiều hộ dân ở ba huyện Bến Cầu, Gò Dầu và Trảng Bàng đang ứng dụng thí điểm công nghệ biogas trong xử lý lục bình cho biết khá hài lòng với cách làm gas này, trước mắt mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Sau hội thảo, nếu đủ cơ sở, trung tâm sẽ đề xuất thực hiện triển khai ở quy mô rộng cho nhiều hộ dân được thụ hưởng.

Theo BTNO

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây