Ảnh minh họa |
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tư pháp bảo đảm việc tổ chức buổi lễ thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm.
Theo Bộ Tư pháp, việc tổ chức Ngày Pháp luật nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho các tầng lớp nhân dân. Việc tổ chức Lễ công bố Ngày Pháp luật vào tháng 11/2013 đã trở thành một sự kiện chính trị - pháp lý lớn của đất nước, thu hút sự quan tâm, hưởng ứng rộng rãi của toàn xã hội, góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân về mục đích, ý nghĩa của Ngày Pháp luật.
Bên cạnh đó, năm 2014 là năm đầu tiên triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 – bản Hiến pháp của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Việc tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật kết hợp thành một sự kiện với việc tổ chức phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” là phù hợp, tiết kiệm.
Ngày 20/6/2012, Quốc hội đã thông qua Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, quy định rất nhiều nhiệm vụ, giải pháp, nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản, bền vững trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa công tác này đi vào thực chất, hiệu quả. Một trong những giải pháp đó là việc Quốc hội đã lựa chọn và quyết định lấy ngày 9/11, ngày ban hành Hiến pháp năm 1946 - bản Hiến pháp đầu tiên của đất nước ta là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để từ đó hằng năm chúng ta tổ chức tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.
Theo chinhphu.vn