Mục tiêu nhằm tiếp tục duy trì và phát triển, nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới đã đạt được, từng bước tăng số lượng tiêu chí nông thôn mới của các xã. Xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; cơ cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái đựợc bảo vệ; an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Đến năm 2020 có 50/80 xã (62,5% số xã) đạt chuẩn nông thôn mới; Phấn đấu Thành phố Tây Ninh hoàn thành nhiệm vụ XDNTM; bình quân đạt 16,8 tiêu chí/xã, không có xã dưới 10 tiêu chí.
Đối tượng thi đua là các sở, ban, ngành, cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, hội quần chúng tỉnh, cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp, trường học, các địa phương, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong toàn tỉnh.
Nội dung phong trào thi đua: Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ X, các chỉ đạo của Tỉnh ủy, Kế hoạch của UBND tỉnh về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; tập trung xây dựng để đạt bền vững 19 tiêu chí xã nông thôn mới, 09 tiêu chí huyện nông thôn mới theo quy định, đạt mục đích, yêu cầu đã đề ra. Các sở, ban, ngành, cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, tổ chức hội cấp tỉnh căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục xây dựng, hướng dẫn kịp thời và tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua; tập trung vào các hoạt động cụ thể để hỗ trợ các địa phương; các hoạt động nghiên cứu, phát huy sáng kiến trong xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các chính sách, đề xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp đóng vai trò nòng cốt trong vận động các tầng lớp Nhân dân hưởng ứng tích cực và tham gia thực hiện Phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới. UBND các huyện, thành phố tiếp tục phát động, hướng dẫn, đổi mới nội dung, hình thức triển khai, xây dựng kế hoạch có lộ trình, giải pháp cụ thể để tổ chức Phong trào thi đua trên địa bàn, trong đó chú trọng: Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, tổ chức hội cấp tỉnh trong việc triển khai xây dựng nông thôn mới, phù hợp đặc điểm tình hình và đối tượng dân cư của địa phương. Huy động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh tích cực tham gia, đóng góp công sức, phát huy nội lực, tăng cường hoạt động xã hội hóa trong xây dựng nông thôn mới. Lắng nghe, tập hợp ý kiến Nhân dân; tuyên truyền, vận động củng cố, tăng cường sự đồng thuận, tự nguyện trong các tầng lớp Nhân dân để chung sức xây dựng nông thôn mới. Cấp xã, cấp huyện phấn đấu hoàn thành sớm, có chất lượng các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới của từng năm và cả giai đoạn; tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí sau khi đạt chuẩn.
Thời gian thực hiện Phong trào thi đua: Từ năm 2016 đến hết năm 2020.
Về hình thức khen thưởng bao gồm: Cờ "Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới" của UBND tỉnh Tây Ninh. Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh. Đối với các hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền cấp Trung ương: Thực hiện theo quy định của Chính phủ và văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương.
Ngoài ra, UBND tỉnh còn nêu một số nội dung có liên quan khác như: đối tượng, tiêu chuẩn, định mức, quy trình, hồ sơ đề nghị khen thưởng và các giải pháp thực hiện,....
UBND tỉnh giao Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các cấp phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016 – 2020 cùng cấp thống nhất nội dung và biện pháp triển khai có hiệu quả Phong trào thi đua giai đoạn 2016-2020.
Các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, các tổ chức hội cấp tỉnh, lực lượng vũ trang, UBND các huyện, thành phố, các đơn vị, doanh nghiệp, trường học thuộc Khối Thi đua căn cứ vào Kế hoạch này và các điều kiện cụ thể để xây dựng kế hoạch, hướng dẫn và triển khai tổ chức thực hiện đảm bảo nội dung, chất lượng và tiến độ. Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm tuyên truyền, mở các chuyên trang, chuyên mục, tăng thời lượng tuyên truyền Phong trào thi đua và các gương điển hình tiên tiến.
Yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm phát động và tổ chức triển khai thực hiện phong trào thi đua gắn với các chương trình, kế hoạch công tác năm của địa phương. Thủ trưởng các cơ quan, ban ngành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao tham mưu cho UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh những nội dung liên quan thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách về xây dựng nông thôn mới.
Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, đoàn thể, các tổ chức hội cấp tỉnh tổ chức tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và Nhân dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới thông qua Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị" và phát hiện, nhân rộng các điển hình.
Định kỳ 6 tháng, hàng năm, các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức Hội, Đoàn thể tỉnh, lực lượng vũ trang, UBND các huyện, thành phố, các đơn vị, doanh nghiệp, trường học thuộc Khối Thi đua báo cáo tình hình tổ chức thực hiện Phong trào thi đua về Thuờng trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh.
NC