Tổng kinh phí dự toán bổ sung cho đợt tăng chỉ tiêu này là hơn 763 triệu đồng.
Cũng liên quan đến chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tính đến tháng 9.2012, toàn tỉnh đã mở được 128 lớp với tổng số học viên theo học là 4.098 người, tương đương 68,97% so với kế hoạch của cả năm.
Thống kê cho thấy, phần lớn học viên theo học các nghề liên quan đến nông nghiệp: trồng rau, chăm sóc cây cảnh, nuôi ếch, trồng gừng, nuôi dế, nuôi rắn, nuôi gia cầm…
![]() |
Nghề mây tre truyền thống ở Tây Ninh. Ảnh minh hoạ |
Sau một thời gian thực hiện đề án về đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn (gọi tắt là đề án 1956) trên địa bàn tỉnh đã có sự phân hoá về ngành nghề. Ba huyện Châu Thành, Tân Châu và Tân Biên tập trung đào tạo nghề khai thác mủ cao su nhằm cung ứng nguồn lao động cho các công ty, trang trại. Ở Gò Dầu, người dân lại có khuynh hướng theo học một số nghề gắn với kinh tế hộ gia đình. Trong khi đó, ở Trảng Bàng, người học nghề muốn phát huy thế mạnh của mình qua việc theo học các nghề truyền thống tiểu thủ công nghiệp như đan lát giỏ bội…
Theo BTNO
Ý kiến bạn đọc