Tây Ninh: Chủ động ứng phó biến đổi khí hậu

Thứ ba - 19/08/2014 00:00 248 0
Những năm gần đây, các hiện tượng thiên tai cực đoan do tác động của biến đổi khí hậu xuất hiện ngày càng nhiều tại tỉnh Tây Ninh tác động đến môi trường, sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân.

 Biến đổi khí hậu biểu hiện ở sự thay đổi bất thường ở nhiệt độ, lượng mưa, lưu lượng dòng chảy trên các con sông, tình trạng ngập lụt.

Trong đó, nhiệt độ có xu hướng tăng đều từ năm 1978-2011 .Nhiệt độ trung bình năm cho giai đoạn 1978-2011 là 27,33 0 C dao động qua các tháng từ 26,02 0 C đến 29,05 0 c. Tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 4, theo ghi nhận là 39 0 c. Tháng có nhiệt độ thấp nhất trong năm là tháng 1 và tháng 12, theo ghi nhận được 13,9 0 C.

Lượng mưa có xu hướng thay đổi mạnh trong những năm gần đây, có năm mưa rất nhiều, năm mưa ít. Lượng mưa giảm dần từ phía Tây sang Đông. Tâm mưa lớn nhất xuất hiện tại trung tâm tỉnh với tổng lượng mưa năm khoảng 2.000 mm.

Mực nước và lưu lượng dòng chảy có xu hướng tăng trong những năm gần đây và lưu lượng dòng chảy trong mùa lũ tăng cao. Theo tính toán thì BĐKH sẽ tác động gay gắt hơn trong thời gian sắp tới trên địa bàn tỉnh.

Để chủ động đối phó, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, thời gian tới cần năng cao năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động, phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trong đó, nâng cao năng lực giám sát biến đổi khí hậu, dự báo, cảnh báo thiên tai, thường xuyên cập nhật, hoàn thiện kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng trên địa bàn tỉnh cho giai đoạn 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Chuyển đổi cơ cấu, giống cây trồng, vật nuôi, điều chỉnh mùa vụ, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu. Nâng cao kiến thức, năng lực thích ứng, bảo đảm sinh kế cho người dân những vùng có nguy cơ bị tác động của thiên tai.

Ứng dụng công nghệ thích ứng với biến đổi khí hậu trong xây dựng đô thị, phát triển, sử dụng năng lượng, giao thông, vật liệu xây dựng, thoát nước...

Có phương án chủ động, xử lý tình huống xấu nhất do thiên tai ảnh hưởng sản xuất, đời sống của nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Nâng cao năng lực tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống dịch bệnh. Phát huy trách nhiệm và huy động các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư tích cực tham gia phòng, tránh, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thực hiện chương trình nâng cấp, bảo đảm an toàn hồ chứa nước Dầu Tiếng. Nâng cấp các đoạn đê xung yếu, đẩy mạnh việc phục hồi, trồng rừng phòng hộ đầu nguồn.

Bảo vệ không gian thoát lũ sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông, cải tạo xây dựng mới các công trình cấp, thoát nước và xử lý nước thải của các đô thị trên địa bàn tỉnh.

Giảm nhẹ phát thải nhà kính

Điều tra, kiểm kê, xây dựng lộ trình, kế hoạch thực hiện giảm nhẹ phát thải nhà kính phù hợp với thực tế tại địa phương.

Tiếp tục thực hiện các hoạt động giảm nhẹ phát thải nhà kính trên địa bàn tỉnh và trao đổi tín chỉ các-bon trong nước và tham gia thị trường các-bon toàn cầu.

Ưu tiên thực hiện chương trình giảm phát thải nhà kính thông qua các biện pháp chống mất rừng, suy thoái rừng và tạo sinh kế cho người dân.

Đẩy mạnh việc thực hiện chương trình mục tiêu về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

MN

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây