Tây Ninh: Chú trọng hoạt động quan trắc góp phần bảo vệ môi trường

Thứ ba - 23/06/2015 17:00 50 0
Tầm quan trọng của các hoạt động quan trắc ngày càng được khẳng định, hệ thống quan trắc môi trường có nhiệm vụ cung cấp các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường ở các phạm vi khác nhau để phục vụ các yêu cầu tức thời hay dài hạn của các cấp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

Quantrawc.jpg

Quan trắc môi trường nước (Ảnh minh họa)

Theo kết quả quan trắc chất lượng môi trường năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015, môi trường nước mặt tỉnh Tâv Ninh mang tính chất trung tính đến axit nhẹ, sử dụng tốt cho nông nghiệp. Hàm lượng chất rắn lơ lửng tương đối cao tại các vị trí quan trắc, hệ thống kênh, rạch trên địa bàn tỉnh tập trung nhiều cơ sở chăn nuôi và sản xuất cũng phần nào tác động tới nguồn nước mặt. Đặc trưng các kênh rạch trên địa bàn tỉnh Tây Ninh là nước ngọt tập trung một lượng lớn lục bình phủ bề mặt và rêu tảo gây ảnh hưởng cho hoạt động giao thông thủy và tận dụng mặt nước nuôi thủy sản trên sông.

Một số kênh, rạch chảy ngang qua các huyện thị tập trung dân cư đông cũng phần nào ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt từ các khu dân cư sinh hoạt, các giá trị thành phần môi trường nước mặt tại các điểm trên thường nằm vượt ngưỡng so với quy chuẩn.

Chất lượng môi trường nước mặt có sự khác biệt giữa các vị trí quan trắc do ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt tại các khu vực đô thị, khu dân cư ven kênh rạch là nguồn gây ô nhiêm chính và thời điểm quan trăc khác nhau.

Nhìn chung nước ngầm tại Tây Ninh có chất lượng đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong tỉnh, pH mang tính chất trung tính đến axit nhẹ. Các kết quả quan trắc, phân tích cho thấv chất lượng nước ngầm tỉnh Tây Ninh khá tốt, nhiều chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 09:2008/BTNMT.

Hàm lượng các ion hoà tan như Nitrit, Nitrat, Sunfate không vượt ngưỡng quy chuẩn. Kết quả quan trắc cũng cho thấy hàm lượng độ cứng và clorua thấp nhiều lần so với quy chuẩn QCVN 09:2008/BTNMT, có thể sử dụng nguồn nước trên cho sinh hoạt của người dân. Nước ngầm tại đây cũng không có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng (hàm lượng Pb, Mn, Cr, Hg, As đều nằm trong quy chuẩn), không phát hiện thấy độc tố CN trong tất cả các mẫu quan trắc.

Chất lượng môi trường không khí tỉnh Tây Ninh khá trong sạch, chỉ có một vài nơi có sự ô nhiễm nhẹ về hàm lượng bụi tong và tiếng ồn, đặc biệt là các trung tâm thị trấn nơi có mật độ giao thông cao và các nhà máy hoạt động. Bên cạnh đó còn có sự xuất hiện của các hàm lượng NO2, S02, CO, H2S, NH3, và 03 tại các vị trí quan trắc tuy nhiên không đáng kể và thấp hơn tiêu chuẩn cho phép.

Hàm lượng các khí NO2, SO2, CO có giá trị cao tại các khu vực có mật độ giao thông qua lại nhiều. Tuy nhiên, các giá trị đều dưới ngưỡng cho phép theo quy chuẩn về chất lượng môi trường không khí xung quanh.

Về chất lượng đất, các thông số được phân tích cơ bản đều đạt QCVN 03:2008/BTNMT và QC VN 15:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng đất. Riêng khu vực đất tại ấp An Phú, xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng là đất công nghiệp có hàm lượng As vượt QCVN 03:2008/BTNMT là 5,70 lần.

Ngoài công tác kiểm soát ô nhiễm, tỉnh còn tích cực thực hiện các biện pháp quản lý các nguồn phát sinh và xả chất thải ra môi trường như: Quy hoạch quản lý và xử lý chất thải rắn, quản lý chất thải nguy hại và hàng năm đều tăng cường công tác thanh kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về môi trường và ban hành kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh.

MN

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây