Tặng quà cho người cao tuổi |
Thực hiện công tác giảm nghèo bền vững, trong giai đoạn 2006 – 2010, có 32.760/30.890 hộ nghèo được vay vốn, đạt 106,05%; Tổng doanh số cho vay 309.968/308.896 triệu đồng, đạt 100,35%; Tổng số hộ dư nợ: 41.690/28.000 hộ, đạt 148,89%; Tổng số dư nợ (cho vay hộ nghèo) 319.000/280.000 triệu đồng, đạt 114,2% (tăng 29.000 triệu đồng, 10,3% so với đầu năm 2010).
Tổng số doanh số cho vay năm 2012 là 124.883 triệu đồng; Tổng số dư nợ là 335.694 triệu đồng, dư nợ hộ nghèo năm 2012 so với năm 2011 tăng 0,02%. Đến cuối năm 2012, toàn tỉnh đã cấp 273.275 thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người thuộc hộ nghèo; hàng năm đều đạt tỷ lệ 100% đối tượng được cấp thẻ theo quy định.
Về chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, từ năm 2006- 2012, toàn tỉnh đã xây tặng 9.351/8.475 căn nhà Đại đoàn kết, đạt 112,46% với tổng trị giá 161.145.180.000 đồng. Từ năm 2009 – 2011, toàn tỉnh cũng đã xây dựng được 2.828 căn nhà theo Chương trình 167 của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, các doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng 178 căn nhà cho hộ nghèo với tổng kinh phí là 5 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2006 – 2010, toàn tỉnh đã dạy nghề cho hơn 66.228 người, trong đó dạy nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 cho 15.968 người/523 lớp (giai đoạn 2010 - 2012). Đã triển khai 1.065,42 triệu đồng tổ chức 39 lớp dạy nghề cho người nghèo với 1.140 người thuộc hộ nghèo tham gia (từ các chương trình hỗ trợ người nghèo)…
Tuy nhiên, theo UBND tỉnh, công tác giảm nghèo vẫn còn một số hạn chế như: Công tác tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ cho hộ nghèo, người nghèo ở các cấp, các ngành, các địa phương có nơi, có lúc chưa phối hợp đồng bộ, thực hiện kịp thời, chưa thành phong trào sâu rộng ở mọi nơi, mọi lúc.
Tình hình giá cả sinh hoạt tăng cao ảnh hưởng đến đời sống người lao động có thu nhập thấp, nhất là hộ nghèo đã ảnh hưởng đến nguy cơ nghèo cao đối với những hộ vừa mới thoát nghèo.
Một bộ phận người cao tuổi sống cô đơn, không có nguồn thu nhập, cuộc sống hàng ngày chủ yếu dựa vào số tiền trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng; một số gia đình có người thành viên trong hộ ốm đau nặng phải tốn kém nhiều chi phí chữa bệnh nên là những hộ khó có khả năng thoát nghèo. Tỷ lệ này toàn tỉnh còn 3.681 hộ chiếm tỷ lệ 1,31%. Một bộ phận hộ nghèo còn ỷ lại, dựa dẫm, muốn được hưởng thụ các chính sách, chế độ hỗ trợ của nhà nước đối với hộ nghèo, người nghèo, từ đó không muốn, không có quyết tâm vươn lên thoát nghèo.
Nhiều hộ thoát nghèo nhờ được vay vốn sản xuất |
Trong giai đoạn 2013 – 2015, dự thảo Kế hoạch thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2013-2015 của UBND tỉnh đề ra mục tiêu: Thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo của tỉnh tăng lên 1,6 lần so với cuối năm 2011; tỷ lệ hộ nghèo chung (hộ nghèo và cận nghèo chuẩn trung ương) của tỉnh đến cuối năm 2015 là dưới 2%; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh đến cuối năm 2015 là dưới 1%.
Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống của người nghèo, trước hết là về y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở; người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản. Cơ sở hạ tầng ở các xã khó khăn của tỉnh, các xã biên giới được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt…
Dự thảo cũng nhấn mạnh, đến năm 2015 cần đạt được một số chỉ tiêu chủ yếu như: Đến cuối năm 2015, phấn đấu 100% xã có đường ôtô đến Trung tâm xã được nhựa hoá theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ GT-VT; 100% ấp có đường trục giao thông được cứng hooá theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ GT-VT; Các công trình thuỷ lợi nhỏ được đầu tư đáp ứng 90% nhu cầu tưới tiêu cho diện tích cây trồng hằng năm; Thu nhập của hộ nghèo tham gia mô hình giảm nghèo tăng 15-20%/năm; Bình quân mỗi năm có 10% hộ tham gia mô hình thoát nghèo; 100% cán bộ, công chức xã, trưởng ấp và cán bộ đoàn thể được tập huấn về: kiến thức, kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án; lập kế hoạch có sự tham gia của người dân; phát triển cộng đồng.
Theo BTNO
Ý kiến bạn đọc