Từ năm 2013 đến năm 2016, tỉnh Tây Ninh đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trồng rừng, tính đến năm 2016 toàn tỉnh đã trồng mới được 1.870 ha, cụ thể: Rừng phòng hộ, đặc dụng: 1.013 ha; (trong đó: có 96,5 ha rừng trồng thay thế); Rừng sản xuất: 858 ha. Theo quy chế quản lý giống lâm nghiệp, các cây giống (sao, dầu, keo) đưa vào trồng rừng trên địa bàn tỉnh đa số là những loại giống đã được cấp giấy chứng nhận nguồn gốc lô cây con đúng quy định, chất lượng rừng trồng ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, một số ít hộ dân trên địa bàn tỉnh còn sử dụng giống trôi nổi chất lượng chưa được kiểm soát.
Đối với rừng sản xuất chủ yếu đầu tư trồng cây cao su (cây đa mục đích) thay cho trồng cây keo (chỉ mục đích lấy gỗ) như trước đây, đã nâng cao giá trị của rừng sản xuất. Việc trồng rừng bằng cây cao su đã được các hộ dân chú trọng đến việc đầu tư giống mới, nâng cao chất lượng rừng sản xuất, góp phần đảm bảo cung cấp gỗ cho sản xuất và tiêu dùng. Công trình lâm sinh trồng rừng; chăm sóc rừng; bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh của các đơn vị được kịp thời triển khai thực hiện nhiệm vụ. Nhìn chung diện tích rừng được bảo vệ tốt, rừng phát triển ổn định. Tỷ lệ che phủ rừng ước năm 2017: 16,2% (nếu tính cả diện tích cao su ngoài quy hoạch lâm nghiệp là 37,2%).
Tiếp tục triển khai chi trả dịch vụ môi trường rừng với các đơn vị cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Rà soát và xây dựng kế hoạch chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2017 cho các đơn vị cung ứng. Phát động phong trào "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ"; phê duyệt phương án phòng cháy chữa cháy rừng của tỉnh giai đoạn 2017-2020. Thả nhiều đợt thú các loại về rừng như rắn, khỉ, kỳ đà,...làm giàu thêm vốn động vật hoang dã hiện có nhằm bảo tồn hộ sinh thái rừng của địa phương.
Cùng với đó, thực hiện điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng một số đô thị theo hướng xanh hóa. Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Dương Minh Châu, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với mục tiêu phát triển thị trấn Dương Minh Châu trở thành đô thị thương mại - dịch vụ - du lịch sinh thái; Điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Tây Ninh (nay là thành phố Tây Ninh) đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, tỷ lệ 1/10.000, với mục tiêu là phát triển thành phố Tây Ninh theo mô hình "Eco2" (thành phố kinh tế sinh thái) và là "ốc đảo đô thị". Hướng dẫn các huyện, thành phố tổ chức triển khai rà soát, điều chỉnh quy hoạch và đầu tư phát triển đô thị theo hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
Việc triển khai quy hoạch xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2012-2017, các xã trên địa bàn tỉnh, nhất là các xã trong kế hoạch đạt chuẩn nông thôn mới đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mỗi người dân về sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, công tác bảo vệ môi trường, xây dựng quy ước bảo vệ môi trường, thành lập Ban chỉ đạo về công tác vệ sinh môi trường, thành lập tổ vệ sinh môi trường của xã và mỗi ấp thành lập tổ vệ sinh môi trường, thường xuyên tổ chức tổng vệ sinh (đường làng ngõ xóm ít nhất 01 tháng/01 lần; hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
Triển khai thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường nông thôn, làm chuyển biến rõ nét theo hướng xanh-sạch-đẹp với lối sống hài hòa với môi trường thiên nhiên, quy hoạch nông thôn theo các tiêu chuẩn sống tốt, bảo vệ và phát triển cảnh quan và môi trường xanh, sạch, đẹp, văn minh. Đã đi vào vận hành 67 công trình cấp nước tập trung và sữa chữa, nâng cấp 63 công trình bảo vệ môi trường khu dân cư. Cải tạo và xây dựng 52.614 công trình nước sạch, 40.314 công trình vệ sinh hộ gia đình. Vận động dặm, vá, phát hoang 1.651 km đường; nạo vét kênh, mương được 212,06 km; đặt 156 cống thoát nước, góp phần tạo môi trường xanh-sạch đẹp tại các xã. Đến cuối năm 2016, có 36 đạt quy định về tiêu chí môi trường của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
Việc hướng dẫn và khuyến khích các sáng kiến tiêu dùng bền vững trong dân cư được quan tâm, thực hiện kiểm tra định kỳ về an toàn công nghiệp, an toàn sử dụng hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp…Qua kiểm tra, địa phương thực hiện các nội dung của tiêu dùng bền vững, việc áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, sử dụng năng lượng tiết kiệm, bảo vệ môi trường…để tuyên truyền cho các doanh nghiệp biết, thực hiện, kết quả 5 năm (2012-2017), đã tuyên truyền được 5 cuộc với 200 lượt doanh nghiệp.
Việc phát triển giao thông công cộng theo hướng xanh hóa được tỉnh chú trọng. Nhằm mục tiêu và giải pháp phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 1263/QĐ-UBND ngày 5/6/2014 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới vận tải hành khác công cộng bằng xe buýt tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2020. Từ khi triển khai các hoạt động của xe buýt trên địa bàn tỉnh đã góp phần đáng kể vào việc phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân địa phương và các tỉnh lân cận. Tây Ninh chỉ có 01 loại hình giao thông công cộng bằng xe buýt. Hiện có 07 tuyến dâng hoạt động, bao gồm: 03 tuyến vận tải nội tỉnh: Bến xe Tây Ninh-Xa Mát, Bến xe Tây Ninh-Kà Tum, Bến xe Tây Ninh-Mộc Bài, và 04 tuyến vận tải liên tỉnh: Bến xe Tây Ninh-Củ Chi, Bến xe Hòa Thành-Củ chi, Mộc Bài-Bến Thành, Lộc Hưng-Bến xe Củ Chi. Hiện nay, các phương tiện xe buýt trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đều sử dụng động cơ chạy bằng nhiên liệu dầu Diesel.
Trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch được duyệt, từ năm 2012 đến nay, tỉnh đã chú trọng đâu tư rất nhiều tuyến đường đề đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, đi lại của nhân dân, đồng thời đầu tư cơ sở hạ tầng thành phố Tây Ninh đạt tiêu chí đô thị loại 2 theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội tình Đảng bộ lần thứ X nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thực hiện việc thực hiện giải pháp về tăng trưởng xanh vẫn còn gặp nhiều hạn chế, khó khăn . Tiêu chí về môi trường trên địa bàn xã còn phụ thuộc nhiều vào ý thức trách nhiệm của mỗi người, mỗi hộ dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh; đường làng, ngõ xóm, cảnh quan hộ gia đình chưa đáp ứng đúng nghĩa về xanh - sạch - đẹp; cảnh quan môi trường ở một số xã chậm chuyển biến; việc gắn kết giữa thực hiện xây dựng nông thôn mới với cuộc sống hài hòa với thiên nhiên còn mờ nhạt, chưa có định hướng cụ thể. Vẫn còn tồn tại những bức xúc về môi trường nông thôn: Thu gom xử lý rác thải sinh hoạt, xử lý môi trường trong sản xuất (thuốc bảo vệ thực vật, nước thải chăn nuôi, nước thải làng nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh...).
Tình trạng trộm cắp lâm sản, bẫy bắt động vật rừng, nhất là các khu vực ven biên giới tuy có giảm, nhưng vẫn còn xảy ra, việc phải kết hợp giữa các xã, các cơ quan, đơn vị chức năng trên địa bàn của ta với chính quyền phía Campuchia để tuyên truyền ngăn chặn trộm cắp lâm sản còn nhiều hạn chế.
Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ xe buýt chưa được đầu tư thích đáng, do chưa được hưởng chính sách trợ giá từ ngân sách Nhà nước, các đơn vị phải tự hạch toán kinh doanh nên giá vé xe buýt chưa thật sự thu hút người dân tham gia, do phải tính toán lãi lỗ nên khung giờ giản cách giữa 02 chuyến xe còn dài, thời gian hoạt động trong ngày cùng còn hạn chế...Với các nguyên nhân nêu trên việc phát triển loại hình xe buýt ở tỉnh nhà còn gặp nhiều khó khăn chưa như mong muốn, thậm chí một số tuyến khả năng phát triển kém do đơn vị vận tải hoạt động không hiệu quả, không có lợi nhuận.
Thời gian tới, các cấp, các ngành trong tỉnh tập trung xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường đang cỏ chiều hướng gia tăng, ảnh hưỏng đến đời sống cùa người dân nông thôn. Thực hiện hiệu quả Chiến lược Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020, cải thiện điều kiện vệ sinh, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi vệ sinh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã, ấp theo quy hoạch; thu gom, xử lý chất thải, nước thải theo quy định; cải tạo nghĩa trang; xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp. Các cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ (công nghiệp, làng nghề, chăn nuôi, chế biến lương thực thực phẩm) thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi truờng.
Triển khai Kế hoạch triền khai xây dựng mô hình thí điềm Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và Khu sản xuất kiểu mẫu trên địa bàn các xã đạt chuẩn nông thôn mới với mục tiêu "xanh hóa" khu dân cư (đường giao thông, hàng rào, vườn hộ,...), tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp và hình thành mô hình mẫu trong xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc thù của tinh.
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu qụả Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Tây Ninh, giai đoạn 2011 - 2020; Đẩy mạnh phong trào trồng cây phân tán trong toàn tỉnh, đa dạng hóa loại hình trồng cây; bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, diện tích khoanh nuôi tái sinh tự nhiên đảm bảo phát triển thành rừng sau 1 chu kỳ; trồng rừng phủ xanh đất trống; phối hợp với các cơ quan, đơn vị kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát ưiển rừng
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, tập trung vào các nội dung liên quan đến quy định của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, vai trò của rừng đối với môi trường sống của con người, qua đó vận động mọi người tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Triển khai thực hiện Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Tây Ninh đến năm 2020, Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Tiếp tục hướng dẫn để các doanh nghiệp tiếp tục áp dụng các sáng kiến tiêu dùng bền vững bằng những giải pháp hữu hiệu hơn. Khuyến khích bán hàng tiết kiệm điện ở các gian hàng trưng bày ở các cuộc hội chợ, triển lãm, các đợt bán hàng bình ổn giá; sử dụng nguyên nhiên vật liệu thân thiện với môi trường trong sản xuất, kinh doanh,...
Phát triển hoàn thiện hệ thống mạng lưới giao thông theo quy hoạch được duyệt. Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào thiết kế, xây dựng khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng thân thiện với môi trường; phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng; kiểm soát khí thải từ phương tiện giao thông; tăng cường năng lực quản lý và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường giao thông vận tải cho cán bộ quản lý...
Khuyến khích cộng đồng tham gia giao thông bằng các phương tiện phí cơ giới như xe đạp, xe điện và đi bộ. Đồng thời, khuyến khích việc đầu tư phương tiện vận tải công cộng khối lượng lớn sử dụng năng lượng sạch, ít gây ô nhiễm môi trường.
MN