![]() |
Một góc công viên 30 tháng 4, Thị xã |
Cụ thể, có 3 đô thị loại 3, gồm Thị xã Tây Ninh, thị trấn Trảng Bàng và đô thị mới Mộc Bài (bao gồm cả thị trấn Bến Cầu); có 2 đô thị loại 4, gồm 2 thị trấn các huyện Gò Dầu, Hoà Thành; có 4 đô thị loại 5, gồm 4 thị trấn các huyện Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu và Châu Thành. Trong đó, Thị xã Tây Ninh là thành phố trực thuộc tỉnh được quy hoạch phát triển trở thành thành phố sôi động, sáng tạo theo mô hình “ Eco2city” phát triển bền vững, thành phố học tập - phát triển sáng tạo, mang yếu tố “xanh rừng đô thị”. Cụ thể, tỉnh tập trung phát triển Thị xã thành một thành phố sinh thái mang nét đặc trưng riêng, phát huy thế mạnh đặc thù, xanh, sạch, là ốc đảo đô thị, nâng cao chất luợng cuộc sống người dân. Thị trấn Trảng Bàng hiện đang được quy hoạch theo hướng đô thị xanh.
Các thị trấn còn lại đã và đang thực hiện điều chỉnh quy hoạch chung, trong đó các khu chức năng và các chỉ tiêu quy hoạch theo tiêu chuẩn quy hoạch của Bộ Xây dựng, có lưu ý vận dụng các tiêu chí của đô thị xanh.
Theo Sở Xây dựng, ý nghĩa của cụm từ “thành phố xanh” hay “đô thị xanh” được phát triển từ 3 ý niệm: sinh thái, tính bền vững và thông minh. Trước hết, đô thị phải bắt đầu từ một đô thị sinh thái (cco-city), nơi có tỷ lệ đáng kể của cây xanh đóng góp vào sự cân bằng sinh thái trên một địa bàn quần cư đông đúc. Tiếp đến đô thị phải thể hiện yếu tố phát triển bền vững (sustainable city) với kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên và ứng phó hữu hiệu với tình trạng biến đổi khí hậu. Cuối cùng, đô thị này đạt đến cấp độ một thành phố thông minh (smart city) nhờ tích hợp công nghệ thông tin vào việc quản lý, điều hành và phục vụ dân sinh.
Thực tế, trong chiến lược quy hoạch phát triển hệ thống đô thị của nước ta đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 còn thiếu định hướng phát triển đô thị sinh thái, đô thị xanh, đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu, và hiện cũng chưa xây dựng được bộ tiêu chí về đô thị xanh.
Theo BTNO
Ý kiến bạn đọc