Để thực hiện cam
kết trên, Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc tỉnh Tây Ninh vừa ban hành Kế hoạch số 320/KH-BCĐ AIDS tổ chức Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2018 (từ ngày 10/11/2018 - 10/12/2018).
Mục tiêu của Kế
hoạch là tăng cường
các hoạt động dự phòng, xét nghiệm phát hiện HIV, bảo hiểm y tế cho người nhiễm
HIV nhất là cho những người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao, người
dân sống ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người; Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người
nhiễm HIV và người ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình,
xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIVAIDS với gia
đình, xã hội, đặc biệt là trong dự phòng lây nhiễm HIV và tham gia các hoạt động
phòng, chống HIV/AIDS; Mở rộng độ bao phủ, nâng cao chất lượng của các dịch vụ dự
phòng, xét nghiệm HIV, bảo hiểm y tế và điều trị HIV/AIDS đến mọi người dân.
Chủ đề của Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm
2018 là “Hãy hành động để hướng tới mục tiêu 90-90-90
vào năm 2020”.
Các hoạt động của
Tháng hành động như: tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề chia sẻ kinh nghiệm,
các mô hình có hiệu quả như: Xét nghiệm HIV tại cộng đồng do cán bộ y tế và
nhân viên cộng đồng thực hiện, mô hình trong dự phòng, chăm sóc, điều trị
HIV/AIDS và chống kỳ thị phân biệt đối xử.
Tổ chức Lễ mít tinh và diễu hành hưởng ứng
Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống
AIDS tại tuyến tỉnh và tuyến xã, phường, thị trấn.Dự kiến tuyến tỉnh sẽ tổ chức mít tinh và diễu
hành với sự tham dự của 630 người; tuyến xã sẽ có 72 xã, phường, thị trấn tổ chức mít tinh (Mỗi huyện 08 xã, phường, thị trấn).
Lễ mít tinh và diễu hành hưởng ứng Tháng Hành
động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS
năm 2017.
Tổ chức các hoạt động
truyền thông, vận động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS
và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS như: Truyền thông trực tiếp như truyền thông với cá nhân, truyền
thông nhóm, thăm gia đình người nhiễm HIV hoặc người có hành vi nguy cơ cao; tư
vấn tại các cơ sở y tế; tổ chức sinh hoạt của các câu lạc bộ phòng, chống
HIV/AIDS; Truyền
thông đại chúng.
Giới thiệu, quảng
bá rộng rãi về lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ xét nghiệm HIV; dự
phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS và giới thiệu chi tiết các cơ sở cung cấp
các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS sẵn có tại địa phương
Tổ chức mở rộng việc
cung cấp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS như xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng;
điểm cấp phát thuốc Methadone; điểm cấp phát thuốc ARV tại các trạm y tế xã
cũng như cung cấp các dịch vụ dự phòng trước phơi nhiễm HIV; Tổ chức các chuyến
giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác phòng chống HIV/AIDS của các cấp,
các ngành, các địa phương, đơn vị; Tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khu vực
biên giới, vùng sâu, vùng xa và vùng đồng
bào dân tộc thiểu số.
Song Anh