Triển khai công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2018

Thứ năm - 01/11/2018 17:00 61 0
Nhằm đánh giá thực trạng việc bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, Sở Y tế vừa ban hành Kế hoạch số 318 triển khai công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2018. Thời gian thanh – kiểm tra từ ngày 06/11/2018 đến 30/11/2018.

Đối tượng thanh tra, kiểm tra chuyên ngành: là tất cả các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bao gồm: các bếp ăn tập thể, bếp ăn trường học và khu công nghiệp, cơ sở cung cấp suất ăn sẵn và nhà hàng, dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Đối tượng hậu kiểm là tất cả cơ sở các cơ sở được cấp giấy đủ điều kiện an toàn thực phẩm và tự công bố sản phẩm sau Nghị định số 15/2018/NĐ-CP có hiệu lực thuộc lĩnh vực ngành Y tế quản lý.
 Đối với công tác quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm: Trong quá trình thanh tra, kiểm tra và hậu kiểm đoàn sẽ làm việc với Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm của tuyến dưới để nắm bắt tình hình công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại các địa phương, việc triển khai các biện pháp quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, công tác hậu kiểm  an toàn vệ sinh thực phẩm tại mỗi cấp.
Dung-Kiem tra ATTP nuoc uong dong chai.JPG

Kiểm tra ATTP cơ sở sản xuất nước uống

Việc thực hiện Kế hoạch sẽ giúp tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm, hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

Kiểm soát bảo đảm an toàn thực phẩm các khâu sản xuất, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường, chú trọng hậu kiểm đối với các cơ sở có sản phẩm công bố (tự công bố, đăng ký bản công bố sản phẩm), cơ sở sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh thực phẩm; bảo đảm mục tiêu 100% sản phẩm lưu thông trên thị trường phải được kiểm tra, giám sát 1 lần/năm về công bố sản phẩm và chỉ tiêu an toàn.

Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và hậu kiểm tuyên truyền chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm, trách nhiệm của cơ sở/người sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong bảo đảm an toàn thực phẩm; phổ biến, hướng dẫn thực hiện có hiệu quả Nghị định số 15/2018/NĐ-CP. Công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và hậu kiểm phải ngăn chặn được cơ bản tình trạng sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn; phát hiện, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.

Quá trình thanh tra, kiểm tra phải tuân thủ đúng quy định của Luật thanh tra, Luật An toàn thực phẩm và các văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành Luật về đảm bảo an toàn thực phẩm của các cơ sở thực phẩm; đúng tiến độ, đúng thời gian, đúng sự chỉ đạo thống nhất, đảm bảo báo cáo đúng quy định.

Công tác hậu kiểm có trọng tâm, trọng điểm, tập trung hậu kiểm nhóm sản phẩm/sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm, sản phẩm nhập khẩu thuộc diện miễn kiểm tra hoặc kiểm tra giảm, sản phẩm sản xuất tại các cơ sở không được cấp một trong các giấy chứng nhận sau: GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 và kiểm soát an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc diện miễn cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Kết hợp hậu kiểm hồ sơ và lấy mẫu kiểm nghiệm chỉ tiêu an toàn thực phẩm, kiểm soát chặt chẽ hồ sơ tự công bố sản phẩm, trình tự tự công bố, phiếu kết quả kiểm nghiệm, ghi nhãn, quảng cáo và chỉ tiêu an toàn cơ sở tự công bố/đăng ký bản công bố (hoặc các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định pháp luật cơ sở công bố áp dụng).

                                                                                       Song Anh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây