UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường hướng dẫn công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho một số đối tượng đặc thù 06 tháng cuối năm 2014

Thứ sáu - 22/08/2014 00:00 51 0
Ngày 20/8/2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành công văn số 2030/UBND-NC chỉ đạo hướng dẫn công tác PBGDPL cho một số đối tượng đặc thù 06 tháng cuối năm 2014 tại địa phương như:

 

 

Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho một số đối tượng đặc thù được quy định gồm: người dân ở vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, biên giới, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người lao động trong các doanh nghiệp; nạn nhân bạo lực gia đình, người có hành vi bạo lực gia đình; người khuyết tật; người đang chấp hành hình phạt tù; người bị phạt tù được hưởng án treo; người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc và người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Ngày 20/8/2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành công văn số 2030/UBND-NC chỉ đạo hướng dẫn công tác PBGDPL cho một số đối tượng đặc thù 06 tháng cuối năm 2014 tại địa phương như:

Cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn bằng các phương thức sau:

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho đối tượng tập trung vào các quy định pháp luật về dân tộc, tôn giáo, trách nhiệm tham gia bảo vệ, giữ gìn an ninh, quốc phòng, biên giới, chủ quyền quốc gia; pháp luật đất đai, tài nguyên, khoáng sản; pháp luật về phòng, chống ma túy; các quy định pháp luật khác gắn liền với đời sống, sản xuất của người dân. Hình thức Phổ biến giáo dục pháp luật thông qua trợ giúp pháp lý (TGPL) lưu động, tư vấn pháp luật, hòa giải ở cơ sở, cung cấp miễn phí thông tin, tài liệu pháp luật bằng tiếng dân tộc cho đồng bào dân tộc thiểu số; lồng ghép PBGDPL trong các hoạt động văn hóa truyền thống; hoạt động thanh niên tình nguyện.

Cho người lao động trong các doanh nghiệp, Nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục tập trung vào các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động; Bộ luật lao động và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, chú trọng các quy định của pháp luật về việc làm, an toàn lao động và vệ sinh lao động, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động và vệ sinh lao động; pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, pháp luật công đoàn. Hình thức phổ biến trực tiếp, niêm yết các quy định pháp luật tại nơi làm việc, tủ sách pháp luật, giỏ xách pháp luật, phát hành tờ gấp, lồng ghép trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ.

Cho nạn nhân bạo lực gia đình và người có hành vi bạo lực gia đình, Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục tập trung vào Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật. Tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ pháp luật; hòa giải các mâu thuẫn ở cộng đồng dân cư; gắn với thực hiện phong trào tuyên truyền và vân động chấp hành pháp luật ở cộng đồng dân cư, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”; lồng ghép với các phong trào của các tổ chức thành viên của Mặt trận; tiếp tục phát động và tổ chức cho các hộ gia đình, cá nhân ký cam kết không vi phạm pháp luật, chú trọng nêu gương người tốt, việc tốt trong chấp hành pháp luật và đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật.

Cho người khuyết tật, phổ biến, giáo dục tập trung vào các quy định pháp luật liên quan đến quyền của người khuyết tật; chế độ, chính sách của Nhà nước trong việc tạo điều kiện, hỗ trợ người khuyết tật. Bằng hình thức nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu; người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia.

Cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị phạt tù được hưởng án treo; người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc và người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Nội dung tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của công dân, pháp luật về hình sự, thi hành án hình sự, xử lý vi phạm hành chính; pháp luật về phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội. Đối với người nghiện ma túy, PBGDPL về phòng, chống HIV/AIDS, vệ sinh môi trường và công tác đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Hình thức thông qua chương trình dạy pháp luật, giáo dục công dân và lồng ghép vào các chương trình dạy văn hóa, nghề, giáo dục tái hòa nhập cộng đồng, phổ biến thông tin, thời sự, chính sách; tổ chức đọc sách, báo, sinh hoạt Câu lạc bộ, nhóm đồng đẳng và các hoạt động quản lý, giáo dục khác.

Cho người bị phạt tù được hưởng án treo; người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Nội dung tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của công dân, pháp luật về hình sự, thi hành án hình sự, xử lý vi phạm hành chính; các quy định của pháp luật có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của người được giáo dục. Hoặc bằng hình thức thông phổ biến pháp luật trực tiếp; phổ biến, giáo dục chung, giáo dục riêng; sinh hoạt Câu lạc bộ...

Các sở, ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trên cơ sở nội dung hướng dẫn này xây dựng Kế hoạch, tổ chức thực hiện và báo cáo đánh giá việc tổ chức thực hiện trong cơ quan, đơn vị, địa phương; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố hướng dẫn Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn xây dựng Kế hoạch và tổ chức thực hiện trên địa bàn cấp xã.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình hướng dẫn các tổ chức thành viên, nhất là đối với các tổ chức chính trị - xã hội, Hội Luật gia, Đoàn Luật sư đồng thời quan tâm chỉ đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận cấp huyện và cấp xã phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp tăng cường thực hiện công tác PBGDPL cho các đối tượng đặc thù trong 06 tháng cuối năm 2014. Kết quả công tác PBGDPL của cơ quan, đơn vị, địa phương gửi về Sở Tư pháp – Cơ quan thường trực của Hội đồng Phối hợp PBGDPL tỉnh trước ngày 20/11/2014.

K.Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây