UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện hướng dẫn về công tác văn thư, lưu trữ năm 2014

Thứ tư - 19/03/2014 00:00 65 0
UBND tỉnh vừa ban hành Công văn số 559/UBND-NC hướng dẫn phương hướng, nhiệm vụ công tác văn thư, lưu trữ năm 2014.

Theo Công văn chỉ đạo, công tác tổ chức, công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ tiếp tục kiện toàn tổ chức; bố trí sắp xếp công chức, viên chức ổn định làm công tác văn thư, lưu trữ của các phòng, ban chuyên môn theo tinh thần của Luật lưu trữ.

Công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ phải có đủ tiêu chuẩn theo quy định; được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ văn thư, lưu trữ; trong đó quan tâm sắp xếp công chức, viên chức có trình độ về công nghệ thông tin để quản trị hệ thống, cơ sở dữ liệu điện tử. Tăng cường đào tạo, đào tạo lại, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư, lưu trữ để công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Thực hiện chế độ tiền lương và phụ cấp độc hại cho công chức, viên chức làm công tác lưu trữ theo quy định hiện hành.

Về công tác xây dựng, ban hành văn bản và sửa đổi, bổ sung văn bản căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật; các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của cơ quan thẩm quyền về công tác văn thư, lưu trữ; xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn, quản lý về công tác văn thư, lưu trữ.

Quy chế công tác văn thư, lưu trữ (theo Quyết định số 68/2013/QĐ-UBND ngày 25/12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về việc ban hành Quy chế công tác văn thư, lưu trữ); Danh mục nguồn và thành phần tài liệu thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ huyện; Danh mục hồ sơ của cơ quan, đơn vị;

Bảng thời hạn bảo quản tài liệu của các cơ quan, đơn vị (theo Thông tư 09/2011/TT-BNV ngày 03/6/2011 của Bộ Nội vụ quy định về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của cơ quan, tổ chức);

Hướng dẫn lập hồ sơ hiện hành và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan, đơn vị (theo Thông tư 07/2012/TT-BNV ngày 22/11/2012 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan).

Về công tác tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến Luật Lưu trữ và các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn thư, lưu trữ; tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng để giới thiệu văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành về công tác văn thư, lưu trữ.

Về công tác chỉ đạo, kiểm tra công tác văn thư, lưu trữ phải thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn về công tác văn thư, lưu trữ đối với các phòng, ban chuyên môn, đơn vị trực thuộc.

Sắp xếp, bố trí công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ (trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, việc thực hiện các chế độ đối với công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ theo quy định của Nhà nước).

Thực hiện nghiệp vụ công tác văn thư về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật theo Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/5/2005 của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ; thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản hành chính theo Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ; Việc lập hồ sơ hiện hành và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan; Quản lý và sử dụng con dấu.

Về công tác bảo vệ, bảo quản tài liệu lưu trữ (tình hình kho tàng, trang thiết bị và các biện pháp để bảo quản tài liệu lưu trữ); Thực hiện công tác nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ huyện; Tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn thư, lưu trữ. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ về công tác văn thư, lưu trữ.

Việc bố trí kinh phí để thực hiện công tác văn thư và hoạt động lưu trữ theo quy định tại Điều 39 của Luật lưu trữ.

K.Thành

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây