Phòng ngừa và chuẩn bị sẵn sàng ứng phó sự cố môi trường:
Các đơn vị rà soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (gọi tắt là Cơ sở) có nguy cơ cao gây sự cố môi trường thuộc thẩm quyền quản lý. Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra và quan trắc môi trường theo hướng thường xuyên, nghiêm ngặt hơn đối với các đối tượng có nguy cơ cao gây sự cố môi trường.
Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, đôn đốc các Cơ sở lập phương án bảo vệ môi trường trong đó có kế hoạch ứng phó sự cố môi trường theo quy định tạiThông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; theo dõi, đôn đốc các đơn vị liên quan thực hiện Kế hoạch và tổng hợp trình UBND tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường; báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo quy định tại Thông tư số 19/2016/TT-BTNMT ngày 24/8/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Ban Quản lý Khu kinh tế hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở thực hiện các quy định về lập và thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố môi trường đối với các Cơ sở trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu (khu công nghiệp) theo quy định tại Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở lập phương án bảo vệ môi trường trong đó có kế hoạch ứng phó sự cố môi trường đối với cụm công nghiệp, làng nghề, Cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định tại Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Công an tỉnh chủ trì, phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực trong phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường cho các Cơ sở và cán bộ quản lý tại địa phương.
Đối với công tác tiếp nhận và báo cáo thông tin vụ việc, sự cố môi trường:
Trong trường hợp xảy ra vụ việc, sự cố môi trường thì việc thông báo, tiếp nhận và báo cáo thông tin giữa Ban Quản lý Khu kinh tế, UBND các huyện, thành phốvới Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh được tổ chức thực hiện như sau: Ban Quản lý Khu kinh tế, UBND các huyện, thành phố xác định rõ trách nhiệm, đầu mối liên lạc, phương thức liên lạc của đơn vị trong quá trình ứng phó sự cố môi trường; xác định và thông báo về đầu mối liên lạc và phương thức liên lạc giữa Ban Quản lý Khu kinh tế, UBND các huyện, thành phố với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh; xác định cụ thể các loại thiết bị, thông tin liên lạc sẽ được sử dụng trong quá trình ứng phó sự cố môi trường, đảm bảo các dịch vụ thông tin liên lạc sẵn sàng và thông suốt trong quá trình ứng phó sự cố môi trường. Công tác tiếp nhận và báo cáo thông tin về vụ việc, sự cố môi trường phải đảm bảo kịp thời, chính xác.
Ứng phó vụ việc, sự cố môi trường:
Việc ứng phó cần đảm bảo nguyên tắc kịp thời và hiệu quả trên cơ sở phối hợp giữa các đơn vị tham gia ứng phó; chuẩn bị sẵn sàng ứng phó sự cố môi trường trên cơ sở phối hợp, đồng bộ với việc chuẩn bị ứng phó loại hình sự cố khác.
Ban Quản lý Khu kinh tế, UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trong việc ứng phó khẩn cấp, đảm bảo quá trình ứng phó sự cố môi trường hiệu quả và không bị chồng chéo. Trong trường hợp cần thiết, thành lập Ban chỉ huy ứng phó sự cố môi trường tại hiện trường, phân công cán bộ tham gia và bố trí nguồn lực phù hợp để đảm bảo đúng thẩm quyền, trách nhiệm và sẵn sàng cho công tác ứng phó sự cố môi trường. Khi có thông tin liên quan đến sự cố môi trường tại cơ sở thuộc địa bàn quản lý, Ban quản lý Khu kinh tế, UBND các huyện, thành phố cần phối hợp với chủ cơ sở kiểm tra thông tin, đánh giá nhanh mức độ của sự cố môi trường và nguy cơ đe dọa đối với con người, các công trình, thiết bị và môi trường, xác định mức độ báo động và thông báo về Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnhđể kịp thời xử lý. Căn cứ vào mức độ sự cố môi trường và mức độ cảnh báo, Ban quản lý Khu kinh tế, UBND các huyện, thành phốphối hợp với Công an tỉnh Tây Ninh phân công người chủ trì chỉ huy ứng phó sự cố môi trường, các thành viên tham gia và huy động nguồn lực ứng phó sự cố môi trường. Trường hợp sự cố môi trường vượt quá thẩm quyền, khả năng xử lý phải lập tức thông báo về UBND tỉnh để chỉ đạo kịp thời.
Sở Tài nguyên và Môi trường: Trường hợp sự cố môi trường có khả năng tác động lớn hoặc ảnh hưởng tới địa phương khác, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh triển khai cơ chế ứng phó sự cố theo Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đồng thời, thông báo tới Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn để chỉ đạo và phối hợp thực hiện.
Công an tỉnh phối hợp các đơn vị liên quan, phân công thành viên tham gia, huy động nguồn lực ứng phó sự cố môi trường.
Xác định nguyên nhân, quan trắc, đánh giá và khắc phục sự cố môi trường:
Ban Quản lý Khu kinh tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai việc điều tra, xác định nguyên nhân gây sự cố môi trường, phạm vi ô nhiễm, thiệt hại do sự cố môi trường gây ra trong khu công nghiệp; trường hợp thiệt hại do sự cố môi trường có ảnh hưởng lớn, rủi ro ô nhiễm, thiệt hại cao, Ban Quản lý Khu kinh tế kịp thời báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh để tham gia tổ chức điều tra, xác định phạm vi ô nhiễm, thiệt hại do sự cố môi trường. Chủ trì, phối hợp với đơn vị quan trắc tại chỗ lấy mẫu theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành, trong đó tập trung vào các mẫu nguyên liệu, thành phẩm, chất thải theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Phụ lục kèm theo Công văn số 5183/BTNMT-TCMT ngày 02/10/2017.
UBND các huyện, thành phố chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai việc điều tra, xác định nguyên nhân gây sự cố môi trường, phạm vi ô nhiễm, thiệt hại do sự cố môi trường gây ra trên địa bàn một huyện; trường hợp thiệt hại do sự cố môi trường có ảnh hưởng lớn, rủi ro ô nhiễm, thiệt hại cao, xảy ra trên địa bàn liên huyện, UBND các huyện, thành phốkịp thời báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh để tham gia tổ chức điều tra, xác định phạm vi ô nhiễm, thiệt hại do sự cố môi trường. Chủ trì, phối hợp với đơn vị quan trắc tại chỗ lấy mẫu theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành, trong đó tập trung vào các mẫu nguyên liệu, thành phẩm, chất thải theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Phụ lục kèm theo Công văn số 5183/BTNMT-TCMT ngày 02/10/2017 đối với sự cố môi trường xảy ra trên địa bàn một huyện.
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan điều tra, xác định nguyên nhân gây sự cố môi trường, phạm vi ô nhiễm, thiệt hại do sự cố môi trường gây ra trên địa bàn liên huyện; phối hợp đơn vị quan trắc tại chỗ lấy mẫu theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành, trong đó tập trung vào các mẫu nguyên liệu, thành phẩm, chất thải theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Phụ lục kèm theo Công văn số 5183/BTNMT-TCMT ngày 02/10/2017 trong trường hợp sự cố môi trường xảy ra trên địa bàn liên huyện.
Công an tỉnh: Phối hợp các đơn vị liên quan điều tra, xác định nguyên nhân gây sự cố môi trường, phạm vi ô nhiễm, thiệt hại do sự cố môi trường gây ra. Các đơn vị tham gia khắc phục sự cố môi trường có trách nhiệm lập kế hoạch và thực hiện quá trình chuyển từ giai đoạn ứng phó khẩn cấp sang giai đoạn phục hồi môi trường, đưa hoạt động kinh tế, xã hội trở lại trạng thái bình thường (bao gồm các vấn đề liên quan đến quy định vai trò, chức năng của đơn vị tham gia việc phục hồi sau sự cố môi trường, cách thức cung cấp thông tin, phương pháp đánh giá hậu quả của sự cố môi trường, biện pháp giảm thiểu những hậu quả đó,…).
Phối hợp công bố thông tin giữa các cơ quan liên quan:
Sở Tài nguyên và Môi trường là đầu mối phát ngôn, cung cấp thông tin liên quan đến sự cố môi trường xảy ra trên địa bàn tỉnh. Trong trường hợp sự cố môi trường xảy ra liên tỉnh hoặc các sự cố môi trường lớn gây rủi ro cao đến cộng đồng, UBND tỉnh Tây Ninh và UBND tỉnh bạn có xảy ra sự cốthống nhất trách nhiệm, phương án công bố thông tin, đảm bảo thông tin được công bố chính xác, liên thông, đồng bộ, hiệu quả và kịp thời. Trong trường hợp có các đơn vị tại địa phương và Trung ương cùng tham gia lấy mẫu, phân tích và xử lý các thông tin về vụ việc, sự cố môi trường cần phải trao đổi, thống nhất kết quả và phương án cung cấp thông tin trước khi công bố.
TC