Quang cảnh hội thảo. |
Hiệp định do Bộ Y tế Việt Nam ký kết với Lào vào năm 2001 và với Campuchia năm 2006, nhằm tăng cường hợp tác khu vực trong triển khai các hoạt động kiểm dịch y tế giữa các nước có chung đường biên giới; đồng thời đề xuất các giải pháp phối hợp phòng chống bệnh truyền nhiễm, nhất là đại dịch Ebola trong thời gian tới.
Tham gia hội thảo, có đại diện các Vụ, Cục Bộ Y tế Việt Nam, các Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế và Trung tâm y tế dự phòng của các tỉnh có chung đường biên giới với Lào và Campuchia; đại diện các Vụ, Cục của Bộ Y tế Lào và Campuchia; đại diện Văn phòng điều phối Dự án phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông Mê Kông.
Qua một ngày hội thảo, đại biểu ngành Y tế 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia đã thảo luận, thống nhất chương trình phối hợp hành động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, nhất là đại dịch Ebola qua các cửa ngõ có chung đường biên giới (bao gồm đường hàng không và đường bộ) với các nội dung: Xác định danh mục 14 loại bệnh bắt buộc phải kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu, trong đó có 9 loại bệnh nhóm A gồm: Sốt xuất huyết do virus Ebola, virus Látssa hoặc virus Marburg; bệnh cúm (A/H5N1, AH7N9), bệnh bại liệt, bệnh dịch hạch, bệnh đậu mùa, bệnh sốt Tây sông Nin, bệnh sốt vàng, bệnh tả, bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do virus, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh và 5 loại bệnh thuộc nhóm B gồm: bạch hầu, sốt xuất huyết dengue, sốt rét, bệnh than, bệnh viêm màng não do não mô cầu.
Các bên cũng thống nhất đề xuất giữa Bộ Y tế các nước Việt Nam, Lào, Campuchia thường xuyên trao đổi thông tin tình hình dịch bệnh qua email; đồng thời tăng cường hỗ trợ để nâng cao năng lực cho hệ thống kiểm dịch cửa khẩu mỗi nước hoạt động đạt hiệu quả, tổ chức họp luân phiên để đánh giá tiến độ thực hiện hiệp định;
Đối với cấp tỉnh, định kỳ một năm họp một lần để giao ban chia sẻ thông tin, thông báo tình hình các bệnh truyền nhiễm, giải quyết vướng mắc phát sinh trong các lĩnh vực phòng chống dịch (nếu có); trường hợp bệnh dịch có diễn biến bất thường (như bệnh Ebola hiện nay) các bên sẽ trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp hàng ngày hoặc hàng tuần thông qua điện thoại hoặc thư điện tử, kịp thời báo cáo cấp trên chỉ đạo phối hợp trong tình trạng khẩn cấp; các cơ quan chức năng các cửa khẩu của mỗi nước cần phối hợp thống nhất biểu mẫu, đối tượng và quy trình kiểm dịch y tế, thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình dịch bệnh.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế Việt Nam), hiện Việt Nam có 4 cảng hàng không, 9 cảng biển, 19 cửa khẩu quốc tế đường bộ, đường sông; 4 cửa khẩu chính và 3 cửa khẩu phụ đường bộ có chung đường biên giới tham gia Hiệp định kiểm dịch y tế, kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm với 2 nước Lào và Campuchia.
Theo BTNO