XDNTM phải gắn với nâng cao thu nhập cho người dân

Thứ sáu - 22/12/2017 11:00 90 0
Theo kế hoạch năm 2018, mục tiêu duy trì 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng cao chất lượng 19 tiêu chí; phấn đấu thêm 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

XDNTM phải gắn với nâng cao thu nhập cho người dân

Toàn cảnh hội nghị.

Ngày 20.12, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Ngọc chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu Quốc gia tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016-2020, nhằm đánh giá công tác thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (CT MTQG) xây dựng nông thôn mới (XDNTM) năm 2017, triển khai kế hoạch thực hiện năm 2018.

Theo đó, ước đến cuối năm 2017, Tây Ninh có thêm 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới (nâng tổng số xã đạt chuẩn lên 28 xã, chiếm 35%), 2 xã còn lại không đạt chuẩn nông thôn mới theo kế hoạch là xã Cầu Khởi, huyện Dương Minh Châu do thiếu nguồn vốn đầu tư cho 25 công trình giao thông và xã Tân Hưng, huyện Tân Châu do không đạt tiêu chí 19 về Quốc phòng và an ninh.

52 xã còn lại có 24 xã tăng 1-6 tiêu chí; 22 xã giảm từ 1-4 tiêu chí; 5 xã không tăng tiêu chí nào so với năm 2016.

Bình quân toàn tỉnh đạt 14,2 tiêu chí/xã, tăng 0,6 tiêu chí so với năm 2016. Nhìn chung, kết quả thực hiện hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu năm 2017 chưa đạt theo kế hoạch. Số tiêu chí đạt được của các xã giảm so với năm 2016 do thực hiện Bộ tiêu chí mới theo Quyết định số 1200 năm 2017 của UBND tỉnh (trong đó tăng thêm 10 chỉ tiêu, một số tiêu chí, chỉ tiêu như: Hộ nghèo, tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm quy định nội dung, mức đạt chuẩn cao hơn so với Bộ tiêu chí cũ).

Theo kế hoạch năm 2018, mục tiêu duy trì 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng cao chất lượng 19 tiêu chí; phấn đấu thêm 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: Hòa Hiệp, huyện Tân Biên; Tân Hà, Tân Hưng, huyện Tân Châu, Cầu Khởi huyện Dương Minh Châu, Hòa Hội huyện Châu Thành, Trường Đông huyện Hòa Thành, Phước Thạnh huyện Gò Dầu, Bình Thạnh huyện Trảng Bàng. 44 xã còn lại, mỗi xã tăng ít nhất 2 tiêu chí so với năm 2017. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn trên toàn tỉnh đạt khoảng 43 triệu đồng/người/năm; bình quân toàn tỉnh đạt 15,4 tiêu chí/xã.

Ông Nguyễn Thanh Ngọc cho biết, khó khăn trong huy động nguồn vốn từ người dân và doanh nghiệp vào XDNTM là khó khăn chung, không chỉ ở Tây Ninh mà ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Từ đó, gây ra việc chậm trễ trong XDNTM so với kế hoạch đề ra.

XDNTM mới đã có nhiều chuyển biến nhiều về cơ sở hạ tầng như tăng thu nhập – vấn đề quan trọng nhất của XDNTM lại chưa chuyển biến mạnh nên việc huy động nguồn lực khó khăn.

“Cần chấn chỉnh lại để việc XDNTM đi vào thực chất, có kết quả cao, chuyển biến mạnh…phân bổ vốn kịp thời, tránh dàn trải, tránh lãng phí. Cần phân bổ vốn đúng, công bằng không đồng nghĩa với cào bằng”, ông Ngọc nhấn mạnh.

XDNTM phải gắn với nâng cao thu nhập cho người dân

Trồng ổi – Mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh minh họa.

Bên cạnh đó, hội nghị còn góp ý cho Dự thảo quyết định ban hành quy định tiêu chí, Kế hoạch triển khai thực hiện thí điểm Khu dân cư kiểu mẫu và Khu sản xuất kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2018-2020; Báo cáo tiến độ xây dựng Nghị quyết “Mức chi hỗ trợ dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2017-2020”; Kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tỉnh Tây Ninh năm 2018; Báo cáo tiến độ xây dựng Nghị quyết Quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện các dự án thành phần thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tỉnh giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch phân bổ vốn thực hiện các chương trình MTQG năm 2018.

Theo Báo Tây Ninh Online

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây