Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Thứ sáu - 21/08/2020 12:00 355 0

Ngày 19/8/2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1934/KH-UBND Triển khai thực hiện Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.


Ảnh minh họa

Theo Kế hoạch, mục tiêu cụ thể năm 2025 và năm 2030

Giai đoạn 2020 – 2025: Định hướng và hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên một số đối tượng gồm: lúa, rau màu, cây ăn quả, bò, heo, dê, gà. Xác định được vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ và thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ trên đối tượng cây, con cụ thể như sau: Vùng sản xuất lúa hữu cơ: diện tích khoảng 35 – 50 ha. Vùng sản xuất rau màu hữu cơ: diện tích khoảng 15 – 28 ha. Vùng sản xuất cây ăn quả hữu cơ: diện tích khoảng 40 – 63 ha. Vùng sản xuất cây dược liệu hữu cơ: diện tích khoảng 2 – 5 ha. Vùng chăn nuôi heo hữu cơ: số lượng đạt trên 250 con. Vùng chăn nuôi bò hữu cơ: số lượng đạt trên 250 con. Vùng chăn nuôi dê hữu cơ: số lượng đạt trên 1.500 con. Vùng chăn nuôi gia cầm hữu cơ: số lượng đạt trên 60.000 con.

Giai đoạn 2026 – 2030: Triển khai nhân rộng các mô hình, vùng sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ trên địa bàn tỉnh với chỉ tiêu cụ thể như sau: Vùng sản xuất lúa hữu cơ: diện tích khoảng 70 – 110 ha. Vùng sản xuất rau màu hữu cơ: diện tích khoảng 40 – 85 ha. Vùng sản xuất cây ăn quả hữu cơ: diện tích khoảng 75 – 170 ha. Vùng sản xuất cây dược liệu hữu cơ: diện tích khoảng 8 – 10 ha. Vùng chăn nuôi heo hữu cơ: số lượng đạt trên 500 con. Vùng chăn nuôi bò hữu cơ: số lượng đạt trên 500 con. Vùng chăn nuôi dê hữu cơ: số lượng đạt trên 2.500 con. Vùng chăn nuôi gia cầm hữu cơ: số lượng đạt trên 100.000 con.

Theo đó, nhiệm vụ được đề ra: Xây dựng và phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tập trung và các sản phẩm hữu cơ chủ lực; Phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất sản phẩm hữu cơ; Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp hữu cơ; Tăng cường chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm hữu cơ và Phát triển các vật tư đầu vào phục vụ phát triển nông nghiệp hữu cơ.

UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai, thực hiện Kế hoạch. Phối hợp với các cơ quan chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và chất lượng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Phối hợp với Sở Công Thương trong công tác lựa chọn, mời doanh nghiệp tham gia liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; triển khai các nội dung thông tin, tuyên truyền, quảng bá sản phẩm nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ trên địa bàn tỉnh.

Nội dung chi tiết xem tại đây.

Hoàng Tuân


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây