UBND tỉnh Phê duyệt Kế hoạch xây dựng vùng, cơ sở chăn nuôi bò sữa an toàn dịch bệnh trên địa bàn huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2020 – 2022

Thứ tư - 22/04/2020 16:00 251 0

Ngày 21/04/2020, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định số 813/QĐ-UBND Phê duyệt Kế hoạch xây dựng vùng, cơ sở chăn nuôi bò sữa an toàn dịch bệnh trên địa bàn huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2020 – 2022.

Tây Ninh là một tỉnh biên giới thuộc miền Đông Nam bộ. Phía Tây và Tây Bắc giáp Vương quốc Campuchia, phía Đông giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, là tỉnh chuyển tiếp giữa vùng núi và cao nguyên Trung bộ xuống đồng bằng sông Cửu Long. Tây Ninh nằm ở vị trí cầu nối giữa thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh, Vương quốc Campuchia và là một trong những tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam.

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi bò thịt tỉnh Tây Ninh phát triển ổn định. Sản lượng thịt bò hơi chiếm 8,8% tổng sản lượng thịt hơi các loại. Sản lượng sản xuất đáp ứng được 100% nhu cầu tiêu thụ nội tỉnh và xuất tỉnh chiếm 60% sản lượng sản xuất; Chăn nuôi bò sữa tỉnh Tây Ninh tập trung chủ yếu ở huyện Trảng Bàng và Bến Cầu; tổng đàn bò sữa trên địa bàn tỉnh năm 2019 là 13.353 con, trong đó, 02 địa bàn chăn nuôi bò sữa trọng điểm là trang trại 8.000 con bò sữa của Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Công ty Vinamilk) thuộc huyện Bến Cầu được cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh (ATDB) và GLOBAL GAP tại huyện Trảng Bàng (5.300 con) sản lượng sản xuất 29.137 tấn sữa/năm, chăn nuôi bò sữa trang trại, gia trại chiếm 94% tổng đàn bò sữa, các cơ sở chăn nuôi này đều liên kết với các công ty chế biến sữa để thu mua, tiêu thụ sản phẩm.

Định hướng trong thời gian tới; chăn nuôi bò thịt, bò sữa là loại vật nuôi được tiếp tục đầu tư, phát triển do thị trường tiêu thụ thuận lợi, sự dịch chuyển chăn nuôi của thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa nên đang dịch chuyển sang các tỉnh lân cận, trong đó có tỉnh Tây Ninh.

Theo đó, kế hoạch đề ra các mục tiêu như: Xây dựng cơ sở an toàn dịch bATDB, đến ngày 31/12/2020:  có 03 xã  của huyện Bến Cầu được công nhận cơ sở ATDB đối với bệnh lở LMLM: Long Khánh, Long Phước, Long Giang. Đến ngày 31/12/2021: có 03 xã  của huyện Bến Cầu được công nhận cơ sở ATDB đối với LMLM: Long Thuận, Lợi Thuận, Tiên Thuận và duy trì 03 xã đã được công nhận ATDB. Đến ngày 31/12/2022: có 02 xã và 01 thị trấn của huyện Bến Cầu được công nhận là cơ sở ATDB đối với LMLM: An Thạnh, Long Chữ và thị trấn Bến Cầu và duy trì 06 xã đã được công nhận ATDB.

Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, Đến ngày 31/12/2020: Giám sát để xác định được mức độ lưu hành của mầm bệnh LMLM theo quy định tại Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT tại 03 xã: Long Khánh, Long Phước, Long Giang; tổ chức kiểm soát tốt, không để xảy ra dịch bệnh; giám sát bệnh Lao bò, Nhiệt thán tại vùng đệm (vùng có bán kính cách cơ sở ATDB của Trang trại bò sữa thuộc Công ty Vinamilk 10 km). Đến ngày 31/12/2021: Thực hiện việc giám sát để xác định được mức độ lưu hành của mầm bệnh LMLM tại 03 xã Long Thuận, Lợi Thuận, Tiên Thuận theo quy định tại Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT; tổ chức kiểm soát tốt, không để xảy ra dịch bệnh; giám sát bệnh Lao bò, Nhiệt thán tại vùng đệm; duy trì các xã đã xây dựng ATDB. Đến ngày 31/12/2022: Thực hiện giám sát để xác định được mức độ lưu hành của mầm bệnh LMLM tại các xã Long Chữ, An Thạnh và thị trấn Bến Cầu theo quy định tại Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT; tổ chức kiểm soát tốt, không để xảy ra dịch bệnh; giám sát bệnh Lao bò, Nhiệt thán tại vùng đệm; duy trì các xã ATDB.  

Thời gian và tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2020-2022 là 1.205.000.000 đồng.

UBND tỉnh giao Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh sẽ đồng thời là Ban chỉ đạo xây dựng vùng, cơ sở chăn nuôi bò sữa ATDB giai đoạn 2020-2022 để điều phối tất cả các hoạt động có liên quan và tham gia phối hợp thực hiện với các tính liên quan. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo do ngân sách tỉnh hỗ trợ và được giao trong dự toán kinh phí thực hiện hàng năm.

Nội dung chi tiết xem Tải về tại đây. Tải về

HN

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây