Các Sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố Triển khai thực hiện hiệu quả Luật Thủy sản năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật trong lĩnh vực bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản và tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong thời gian tới; thực hiện các quy định của pháp luật tiến tới việc chấm dứt tình trạng khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định; tiếp tục xây dựng và triển khai kế hoạch phối hợp với Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tại địa phương trong lĩnh vực phóng sinh, tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện Chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030; bố trí các nguồn lực triển khai kịp thời, có hiệu quả kế hoạch phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, và thực hiện Đề án phát triển đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác thực thi pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; nâng cao năng lực tuần tra, kiểm tra, kiểm soát phát hiện xử lý vi phạm pháp luật cho thanh tra chuyên ngành thủy sản. Tổ chức thực hiện điều tra đánh giá nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sản, đánh giá mức độ gây hại của các nghề, ngư cụ khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh bổ sung Danh mục nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản theo quy định; Nghiên cứu sinh sản nhân tạo các loài bản địa, loài nguy cấp quí hiếm; tái tạo, phục hồi nguồn lợi thủy sản trong hồ Dầu Tiếng, các thủy vực trên địa bàn tỉnh; tập trung thanh tra, kiểm tra các hành vi vi phạm pháp luật trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Các Sở, ban ngành liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ cùng phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương về lĩnh vực thủy sản, bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng ngư dân, tạo sự thay đổi trong nhận thức về vị trí và vai trò của công tác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đối với toàn xã hội.
UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, cơ quan truyền thông đại chúng vận động, tuyên truyền sâu rộng, phổ biến kiến thức và nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, các hệ sinh thái thủy sinh, đặc biệt là có sự hiểu biết đúng về loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; chủ động, tự giác tham gia công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; Tập trung thanh tra, kiểm tra các hành vi vi phạm pháp luật trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản; Vận động ngư dân cam kết tuân thủ quy định pháp luật về khai thác và bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản; chủ cơ sở chế biến, kinh doanh thủy sản cam kết không nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; tổ chức cộng đồng tham gia đấu tranh, tố giác hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; Thiết lập các điểm phóng sinh các loài thủy sản, thả cá giống tái tạo tập trung trên địa bàn để thuận lợi cho người dân thực hành phóng sinh một cách hiệu quả và có ý nghĩa với công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản.
Vân Nga