Tập trung tổ chức tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi

Thứ sáu - 19/04/2024 16:25 344 0
Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh theo đúng quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y, các Chương trình và Kế hoạch quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các Công điện và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh nhằm chủ động phòng, chống có hiệu quả các loại dịch bệnh động vật, không truyền lây sang người trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Sở Nông nghiệp và PTNT khẩn trương triển khai các Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2024; Tham mưu UBND tỉnh bố trí các nguồn lực để triển khai kịp thời, có hiệu quả các Chương trình, Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật; Tổ chức kiểm tra, đôn đốc, báo cáo kết quả công tác phòng, chống dịch bệnh động vật và tổ chức tiêm phòng của địa phương.

Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và chính quyền địa phương tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh lây từ động vật sang người theo quy định; Thực hiện việc phối hợp trong công tác phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thị xã, thành phố phối căn cứ chức năng nhiệm vụ, pối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Y tế bố trí kinh phí cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh động vật và bệnh lây từ động vật sang người; tổ chức tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi; tăng cường tuyên truyền về tính chất nguy hiểm của các dịch bệnh, lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi; Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về phòng, chống dịch bệnh, nhất là trong công tác tiêm phòng các loại vắc xin phòng, bệnh cho vật nuôi theo quy định.

 

Theo thông tin của Bộ Nông nghiệp và PTNT, trong 03 tháng đầu năm 2024 cả nước có: 06 ổ dịch Cúm gia cầm (CGC) A/H5N1 tại 06 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy gần 9.000 con gia cầm, đặc biệt có 01 người tử vong do nhiễm vi rút CGC A/H5N1 và 01 người nhiễm vi rút CGC A/H9 đang được điều trị; 159 ổ dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) tại 30 tỉnh, buộc tiêu hủy gần 5.000 con lợn (tăng hơn 60% so với cùng kỳ năm trước); 26 ổ dịch Lở mồm long móng (LMLM) tại 09 tỉnh (tăng 31%); 43 ổ dịch Viêm da nổi cục (VDNC) tại 05 tỉnh; 101 ca bệnh Dại trên động vật tại 25 tỉnh. Kết quả giám sát chủ động cho thấy các loại mầm bệnh nêu trên đang lưu hành rộng rãi với tỷ lệ khá cao. Nguy cơ các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi và lây sang người tiếp tục phát sinh và lây lan nhanh, ở phạm vi rộng trong thời gian tới là rất cao, gây tổn thất lớn về kinh tế, phát triển chăn nuôi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân và môi trường.

Hà Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây