Bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp và sử dụng điện an toàn trong nhân dân năm 2019 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Thứ hai - 18/03/2019 14:00 179 0
Trong năm 2018, được sự quan tâm chỉ đạo của UBND Tỉnh nên công tác bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp giữa các Sở Công Thương, Ban ngành địa phương và các đơn vị điện lực trực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Nam đạt được nhiều kết quả, việc phối hợp giữa chính quyền địa phương và ngành điện ngày càng được cũng cố, chặt chẽ. Điều đó đã giúp Tổng công ty điện lực miền Nam thực hiện tốt vai trò quản lý, vận hành an toàn lưới điện, đảm bảo cung câp điện ổn định, phục vụ phát triển xã hội và dân sinh trên địa bàn quản lý.

nvktradien.jpg

Nhân viên điện lực kiểm tra an toàn điện (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, tình hình sự cố và tai nạn điện do vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp vẫn còn xảy ra phức tạp, trong năm 2018 toàn Tổng công ty đã xảy ra 53 vụ sự cố do vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp. Tập trung một số nguyên nhân như: Người dây chặt cây ngã vào đường dây: 6 vụ, chiếm 14%; Phương tiện cơ giới: 14 vụ, chiếm 32,5% (trong đó có 03 vụ xe đụng gãy trụ); Lắp dàn giáo, cải tạo- xây nhà 14 vụ, chiếm 32,5%; Thả diều, bắn kim tuyến: 05 vụ, chiếm 12% và do nguyên nhân khác: 04 vụ, chiếm 9%.

Đặc biệt, tình hình tai nạn điện trên lưới hạ áp do khách hàng quản lý xảy ra rất nghiêm trọng, chủ yếu dùng điện vào mục đích nuôi tôm, phục vụ tưới tiêu, sinh hoạt..., theo thống kê chưa đầy đủ từ các đơn vị điện lực, trong 2018 có 111 vụ tai nạn làm chết 99 người và 13 người bị thương. Một số địa phương có số vụ tai nạn xảy ra cao như: Cà Mau, Đông Tháp, Bến Tre, Sóc Trăng....

Trước tình hình sự cố, tai nạn điện do vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp và an toàn trong sử dụng điện, để thực hiện ngăn chặn và giảm thiểu sự cố lưới điện, giảm tai nạn điện cho người dân. Ngày 13/03/2019, UBND tỉnh ban hành công văn số 410/UBND-KTTC giao Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan, UBND các huyện, thành phố tiếp tục phối hợp, hỗ trợ trong công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp và tuyên truyền nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc bảo vệ an toàn công trình lưới điện cũng như việc sử dụng an toàn điện trong sản xuất sinh hoạt, cụ thể như sau:

Kiện toàn công tác tổ chức các Ban Chỉ đạo bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp, phân công nhiệm vụ, quy chế phối hợp giữa các ban ngành liên quan để thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp và vi phạm an toàn trong sử dụng điện. Phối hợp các đơn vị điện lực kiểm tra thường xuyên lưới điện, kịp thời phát hiện và xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm theo quy định để làm cơ sở răn đe và ngăn chặn tái vi phạm.

Ban Chỉ đạo bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp các cấp hỗ trợ các đơn vị điện lực giải quyết, xử lý công trình, nhà cửa, cây xanh có nguy cơ gây sự cố lưới điện theo đúng quy định pháp luật, tránh trường hợp phát hiện (đã tuyên truyên, cảnh báo, lập biên bản vi phạm) nhưng không xử lý dứt điểm nên sự cố, tai nạn vẫn xảy ra; Thực hiện nghiêm việc cấp phép xây dựng, cải tạo nhà ở, công trình theo đúng khoản 1, Điều 49 và khoản 2, Điều 51, Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 31/12/2004 của Quốc Hội.

Thực hiện tuyên truyền thường xuyên về sử dụng an toàn điện, bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp bằng nhiều hình thức; Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan thông tin đại chúng (đài truyền hình, báo, đài phát thanh địa phương) và đơn vị điện lực từ cấpTỉnh, Huyện đến Phường/Xã để kịp thời đưa thông tin, hình ảnh các vụ việc vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp, sự cố và tai nạn trên địa bàn nhằm nâng cáo ý thức cho người dân.

Các cấp chính quyền địa phương, lực lượng thực thi pháp luật (công an, tòa án...) phối hợp cùng các đơn vị điện lực kiên quyết xử lý, ngăn chặn các hành vi có khả năng hoặc gây sự cố, tai nạn điện làm ảnh hưởng trực tiếp đời sống xã hội như: Hành vi thả diều, bắn kim tuyến gần đường dây điện cao áp; sử dụng điện rà cá, bẫy chuột; trộm cắp vật tư thiết bị công trình điện...

Kiểm tra, xử lý đường dây mất an toàn sau điện kế, dây câu đuôi; hướng dẫn thiết kế lắp đặt đường dây, sử dụng vật tư, thiết bị điện an toàn theo đúng tiêu chuẩn đặc biệt là vùng nuôi tôm, vùng trồng cây thanh long… để hạn chế tối đa tai nạn điện cho người dân. Kiên quyết ngừng cung cấp điện các khách hàng sử dụng điện không đảm bảo an toàn sau khi đã hướng dẫn và gửi các thông báo theo quy định.

Thanh Việt

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây