Cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

Thứ ba - 11/12/2018 11:00 121 0
Thực hiện kế hoạch số 97-KH/TU, ngày 07/11/2018 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp. Ngày 06/12/2018, UBND tỉnh ban hành công văn số 3033/UBND-NC yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố triển khai một số nội dung sau:

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quan điểm, mục tiêu, ý nghĩa, nội dung của cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp. Nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận cao của các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, người hưởng lương và toàn xã hội trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chính sách tiền lương.

Triển khai mức lương tối thiểu vùng và chính sách về tiền lương tối thiểu vùng theo tháng, bổ sung quy định mức lương tối thiểu vùng theo giờ nhằm nâng cao độ bao phủ của tiền lương tối thiểu và đáp ứng linh hoạt của thị trường lao động. Lãnh đạo thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình người hưởng lương, đặt trong mối quan hệ với các yếu tố của thị trường lao động và phát triển kinh tế xã hội (cung - cầu lao động, tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng, năng suất lao động, việc làm, thất nghiệp, khả năng chi trả của doanh nghiệp...)

Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ cấp tỉnh đến cấp xã; thực hiện sắp xếp lại tổ chức bộ máy, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang để thực hiện bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang đúng quy định, thẩm quyền; thực hiện tốt các chế độ phụ cấp; nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.

Các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước) được tự quyết định chính sách tiền lương (trong đó có thang, bảng lương, định mức lao động) và trả lương không thấp hơn mức lương tối thiếu do Nhà nước công cố và trên cơ sở thoả ước lao động tập th phù hợp với t chức sản xuất, t chức lao động, khả năng của doanh nghiệp và công khai tại nơi làm việc.

Thực hiện tốt cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập. Nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc sử dụng quỹ tin lương và bảo đảm chi thường xuyên của cơ quan, tổ chức, đơn vị; việc xây dựng và thực hiện tốt quy chế thưởng định kỳ của đơn vị.

Thực hiện các giải pháp về tài chính, ngân sách; khuyến khích phát triển sản xuất để tăng cường nguồn thu cho ngân sách của tỉnh; thực hiện đúng quy định của Trung ương dành khoảng 50% tăng thu dự toán và 70% tăng thu thực hiện của ngân sách địa phương. Tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước; tiếp tục thực hiện tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên để bảo đảm nguồn tài chính cho thực hiện cải cách chính sách tiền lương.

Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 65-KH/TU, ngày 15/3/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Kế hoạch số 75-KH/TU, ngày 22/5/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập gắn với các đề án đổi mới, cải cách trong các ngành, lĩnh vực có liên quan trong cải cách chính sách tiền lương một cách đồng bộ; trong đó, gắn trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị và người đứng đầu trong đơn vị sự nghiệp công lập với việc thực hiện các Nghị quyết Trung ương 6 (khoá XII) của Đảng.

Triển khai và giám sát công bố mức lương tối thiểu vùng theo tháng và theo giờ, tiền lương bình quân trên thị trường đối với các ngành nghề và hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường lao động, không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp. Triển khai cơ chế thoả thuận về tiền lương trong doanh nghiệp thông qua việc thiết lập cơ chế đối thoại, thương lượng và thoả thuận giữa các chủ thể trong quan hệ lao động, trả lương gắn với năng suất và kết quả lao động.

Đối với doanh nghiệp nhà nước: thực hiện nguyên tắc chung để xác định tiền lương và tiền thưởng đối với doanh nghiệp nhà nước gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, hướng đến bảo đảm mặt bằng tiền lương trên thị trường. Thực hiện giao khoán chi phí tiền lương, bao gồm cả tiền thưởng trong quỹ lương gắn với nhiệm vụ, điều kiện sản xuất kinh doanh, ngành nghề, tính chất hoạt động của doanh nghiệp; từng bước tiến tới thực hiện giao khoán, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh gắn với kết quả, hiệu quả quản lý và sử dụng vốn nhà nước của doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp làm nhiệm vụ bình ổn thị trường theo nhiệm vụ được Nhà nước giao thì tính toán, xác định để loại trừ những chi phí bảo đảm thực hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường, làm cơ sở xác định tiền lương, tiền thưởng của người lao động và người quản lý doanh nghiệp. Đối với dịch vụ công ích, Nhà nước tính đúng, tính đủ chi phí tiền lương phù hợp với mặt bằng thị trường vào chi phí, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công ích.        

NN

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây