Chương trình khuyến công địa phương tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016-2020

Thứ tư - 16/12/2015 16:00 137 0
Nhằm huy động các nguồn lực trong tỉnh, ngoài tỉnh tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và các dịch vụ khuyến công; Khuyến khích, hỗ trợ sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người; Ngày 15/12/2015, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2937/QĐ-UBND nhằm triển khai thực hiện Chương trình khuyến công địa phương trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020.

UBND tỉnh đề ra mục tiêu trong giai đoạn 2016-2020 đào tạo khoảng 500 lao động cho các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT); tổ chức 2 kỳ tập huấn sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp; hỗ trợ 15 cơ sở trong việc đánh giá nhanh một số ngành, nghề về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; tổ chức 3 đợt hội thảo, tập huấn, đào tạo về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hỗ trợ kiểm toán năng lượng (tiết kiệm điện) cho 15 cơ sở CNNT; hỗ trợ xây dựng 5 mô hình trình diễn kỹ thuật; hỗ trợ 7 cơ sở chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc thiết bị vào sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp; hỗ trợ xây dựng 2 mô hình thí điểm về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; tham gia 5 kỳ hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu phía Nam; hỗ trợ 25 lượt cơ sở CNNT tham gia hội chợ triển lãm; tổ chức 3 đợt bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp huyện/thành phố và tỉnh; Xuất bản 10 bản tin khuyến công; hỗ trợ 5 kỳ quản lý và duy trì Website Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển Công nghiệp Tây Ninh; hỗ trợ 5 cơ sở CNNT xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường; tổ chức 2 hội nghị tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ công tác khuyến công; tổ chức 5 hội nghị sơ tổng kết công tác khuyến công; hỗ trợ 4 đợt xây dựng, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công; hỗ trợ 5 đợt duy trì mạng lưới cộng tác viên khuyến công cấp huyện, thành phố. Đồng thời đẩy mạnh hoạt động tư vấn phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh; Nâng cao hoạt động thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; nhận thức lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp được phổ biến rộng rãi; tăng số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn.

Nội dung của Chương trình bao gồm tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề theo nhu cầu của các cơ sở công nghiệp để tạo việc làm và nâng cao tay nghề cho người lao động. Hình thức đào tạo nghề, truyền nghề chủ yếu là ngắn hạn, gắn lý thuyết với thực hành; Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp thông qua các hoạt động tư vấn, tập huấn, đào tạo, hội thảo, diễn đàn; tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước. Hỗ trợ khởi sự, thành lập doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn. Hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm công nghiệp nông thôn; Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; xây dựng các mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn; Phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, thông qua tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Hỗ trợ tổ chức hội chợ, triển lãm hàng công nghiệp nông thôn, hàng thủ công mỹ nghệ; hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ, triển lãm. Hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu và đầu tư các phòng trưng bày để giới thiệu quảng bá sản phẩm và các hoạt động xúc tiến thương mại khác; Cung cấp thông tin về các chính sách phát triển công nghiệp, khuyến công, thông tin thị trường, phổ biến kinh nghiệm, mô hình sản xuất kinh doanh điển hình, sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, thông qua các hình thức như: Xây dựng các chương trình truyền hình, truyền thanh; xuất bản các bản tin, ấn phẩm; xây dựng dữ liệu, trang thông tin điện tử; tờ rơi, tờ gấp và các hình thức thông tin đại chúng khác; Hỗ trợ liên doanh liên kết, hợp tác kinh tế, phát triển các cụm công nghiệp và di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường; Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công.

Với kinh phí trên 28 tỷ đồng, đảm bảo các ngành, nghề được hưởng chính sách khuyến công của tỉnh  theo danh mục ngành nghề quy định tại Điều 5 Nghị định 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công. Nguyên tắc ưu tiên thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công.

Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố Tây Ninh phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình; Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ khuyến công đối với hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh.

 

Thành Đặng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây